Nhiều chiếc tàu chở hàng liên tục vận chuyển lương thực, thực phẩm Tết cùng các loại hoa từ đất liền vượt sóng đưa mùa xuân ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Thương lái hối hả khiêng các thùng xốp đựng bánh mứt, thực phẩm tươi sống...chuyển từ cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) lên tàu để đưa ra huyện đảo Lý Sơn.
Họ tập kết heo (lợn) ở cảng Sa Kỳ chờ đưa lên tàu hàng. Chủ tàu chở hàng Đặng Thanh Tâm (ngụ huyện Lý Sơn), cho biết, khác với ngày thường chỉ chở vật liệu xây dựng, những ngày cận Tết, trung bình mỗi ngày, ông chở khoảng 30 tấn hàng hóa gồm heo, gà, vịt, bia, nước ngọt bánh mứt, trái cây, hoa... từ đất liền ra đảo.
Những ngày cuối năm, tiết trời mưa lạnh, các thương lái khẩn trương đưa gia súc, gia cầm, rau xanh...xuống tàu chuyển ra đảo vì lo ngại thời tiết xấu, biển động mạnh hàng hóa Tết ùn ứ.
Họ dùng những thanh ván làm máng trượt mặt phẳng nghiêng để chuyển hàng hóa Tết từ trên bờ xuống khoang tàu được thuận lợi.Trung bình mỗi ngày có khoảng 80 tấn hàng hóa được vận chuyển từ Sa Kỳ ra Lý Sơn, trong đó có hộ kinh doanh gạo ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã nhập về hàng trăm tấn gạo sẵn sàng phục vụ bà con. Theo chị Hà, chủ đại lý gạo nơi đây, việc dự trữ lương thực nhằm tránh tình trạng khan hiếm khi thời tiết biến động, tàu hàng không vận chuyển được ra đảo.
Những ngày giáp Tết, những thanh niên sống gần khu vực cảng Sa Kỳ thu nhập cao vì được các thương lái, người làm ăn phương xa thuê khiêng giúp hoa, chậu quất kiểng...từ trên bờ đưa lên tàu chở ra đảo Lý Sơn.
Những chậu mai kiểng bắt đầu hé nụ được nhóm thanh niên đưa lên tàu ra đảo.
Để tránh gió lớn làm gãy trong quá trình vận chuyển, một số người dân dùng bao ni lon bọc xung quanh bảo vệ những chậu cúc trước boong tàu.
Ông Tạ Công Chức, Phó giám đốc Ban quản lý Cảng Sa Kỳ, cho hay từ ngày 17/1 đến nay, các tàu chở hàng liên tục vận chuyển hơn 310 tấn lương thực, thực phẩm cùng hàng nghìn chậu hoa các hoa các loại từ đất liền ra đảo phục vụ Tết cho người dân Lý Sơn.
Bà Bùi Thị Nỉ (ngụ xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) buộc chặt chân đàn gà đeo hai bên vai chuyển lên tàu chở hàng để mỗi đợt sóng lớn chúng không hoảng hốt bay xuống biển. "Nghề buôn heo gà ra đảo chủ yếu lấy công làm lời. Năm nào gần Tết biển êm thì thực phẩm ra đảo đầy đủ, bà con đón xuân ấm áp mà mình cũng trang trải Tết thoải mái hơn", bà Nỉ nói.
Chậu hoa hồng sát bên những lồng gà, rọ heo trên tàu chở hàng Tết ra đảo.
Sau khi cân bán cá ở cảng Sa Kỳ, nhiều chủ tàu quê ở huyện Lý Sơn cũng tranh thủ mua những chậu hoa cúc đưa về đảo vui xuân, đón Tết. "Sau khi bán 10 tấn cá, mỗi thuyền viên được chia 10 triệu đồng, số tiền lãi còn lại 60 triệu đồng của chuyến biển, tôi trích ra mua ba chậu cúc cùng hàng chục con gà, bia, nước ngọt đưa lên tàu chở về Lý Sơn đón Tết ấm áp cùng vợ con", thuyền trưởng Lê Văn Hùng (ngụ Lý Sơn) thổ lộ.
Chuyến tàu chở hoa cúc Tết rực vàng trên biển sắp cập cảng huyện đảo Lý Sơn. Trước tình hình hàng hóa Tết ra đảo tăng đột biến, những ngày qua, huyện Lý Sơn phối hợp chặt chẽ với lực lượng của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát thị trường nhằm đảm bảo cho người dân Lý Sơn sử dụng hàng hóa dịp Tết chất lượng, giá cả phù hợp.
Du khách đến đảo Lý Sơn không chỉ thăm di tích lịch sử trên quê hương Hải đội Hoàng Sa, mà còn được ngắm mặt trời buổi sớm, hay đắm mình trong hoàng hôn nhuộm đỏ biển trời.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các sở GTVT, hướng dẫn thống nhất cấp, đổi GPLX đối với trường hợp áp dụng tước quyền sử dụng GPLX có tích hợp các loại xe.