Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dừa Bến Tre lên sàn và sự 'thức giấc' của làng nghề Việt

Đã qua thời sản phẩm của làng nghề Việt mà cụ thể là dừa Bến Tre loay hoay không tìm được đầu ra. Cái bắt tay với TMĐT đã mở ra tương lai mới, từ việc đưa các sản phẩm “lên sàn”.

Khi hỏi đến Bến Tre, chắc hẳn không ai không nghĩ đến dừa. Cây dừa làm nên Bến Tre hay Bến Tre làm nên cây dừa thì không ai biết, chỉ có diện mạo thiên nhiên và lợi ích kinh tế Bến Tre thay đổi nhờ dừa thì ai cũng hiểu.

Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre, năm 2018 diện tích dừa của tỉnh tăng nhẹ, đạt 72.022 ha, sản lượng đạt 612,5 triệu trái - tăng 7,5%, năng suất tăng 6,9%. Dừa được xem là một trong 8 sản phẩm chủ lực của Bến Tre, được tỉnh ủy chủ trương phát triển theo hướng liên kết chuỗi. Tuy nhiên, đầu ra cho dừa và các sản phẩm từ dừa vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) đang sôi động, phát triển không ngừng, đóng vai trò lớn trong việc kinh doanh, phân phối sản phẩm.

Tiềm năng đa dạng của dừa

Năm 2018, cũng theo thống kê của hiệp hội, các sản phẩm chủ lực của dừa Bến Tre tăng khá, cơm dừa nạo sấy tăng 84%, nước cốt dừa đóng lon tăng 9,56%, nước dừa đóng lon tăng 9%, than hoạt tính tăng 18%, chỉ xơ dừa tăng 17%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 125 triệu USD, tăng 13%. Điều này cho thấy tiềm năng đa dạng của dừa Bến Tre, không chỉ dùng để uống mà còn tạo ra những sản phẩm khác nhau phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng.

Lazada anh 1
Dừa Bến Tre ẩn chứa tiềm năng phát triển của nông sản Việt trong thời đại mới.

Các sản phẩm được tạo ra bởi dừa Bến Tre ngày càng đa dạng, từ các thực phẩm mới lạ như kẹo dừa không dính răng, dừa sấy đủ vị (tỏi ớt, lá dứa, sầu riêng…) cho tới mỹ phẩm - dưỡng da như dầu dừa, mặt nạ dừa, son dưỡng, tinh dầu, dầu gội, xịt chống muỗi… hay hàng thủ công mỹ nghệ là chén gáo dừa, bộ muỗng đũa, bộ ấm trà, giỏ xách…

Nguồn cung càng đa dạng, càng cần phải có những đầu ra mới hiệu quả để phát huy được tối đa sản lượng nguồn cung đó. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải với dừa Bến Tre nói riêng và nông sản Việt nói chung là đang đi theo hướng đi truyền thống, với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ quy mô hẹp tại địa phương, qua hình thức bán hàng trực tiếp (offline) là chủ yếu. Đây là đầu ra không phù hợp trong bối cảnh hiện đại, khi công nghệ bùng nổ và người tiêu dùng có thói quen mua hàng trực tuyến (online) thay vì trực tiếp (offline).

Đánh thức dừa Bến Tre bằng việc đưa "lên sàn"

Không để sản phẩm “ngủ yên” trong lối mòn, dừa Bến Tre trong những tháng đầu năm đã bắt đầu hành trình lên sàn TMĐT. Xuất hiện và thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh - mua bán thời hiện đại, TMĐT trở thành xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp kinh doanh dừa Bến Tre nói riêng và nông sản Việt nói chung cần tận dụng trong thời đại số.

Cụ thể, bên cạnh cách bán truyền thống, các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh dừa Bến Tre chọn thêm giải pháp mở gian hàng trên sàn giao dịch TMĐT để tiết kiệm chi phí, nhân lực. Lý do là các sàn TMĐT không chỉ cung cấp nền tảng bán hàng, mà còn hỗ trợ tối đa việc vận hành, đem đến lượng khách hàng khổng lồ và các chiến lược marketing phủ rộng cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ mong muốn tạo điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn trên toàn quốc tiếp cận mô hình TMĐT, mở rộng kinh doanh đặc sản làng nghề Việt, Lazada Việt Nam tiên phong khởi xướng chương trình “Ngày của làng dừa Bến Tre” trong nhiều tháng qua nhằm hiện thực hoá ý tưởng “Làng nghề đặc sản online”, qua đó hỗ trợ các làng nghề truyền thống bắt kịp với hoạt động TMĐT sôi động trên cả nước.

Lazada anh 2
Các làng nghề truyền thống và nông sản Việt sẽ thực sự “thức giấc” với chương trình “Ngày của làng dừa Bến Tre” trên Lazada.

Là đơn vị sẽ tham gia chương trình sắp tới, cô Nguyễn Thị Kim Truyền - chủ cơ sở sản xuất dầu dừa và nước màu dừa Thiên Ân chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên cơ sở tôi tham gia bán hàng trực tuyến. Đội ngũ nhân viên của Lazada đã hướng dẫn và hỗ trợ hết mình từ các khâu thủ tục, thanh toán, giao nhận… để sản phẩm của tôi được chính thức có mặt trên trang. Cả cơ sở đang rất háo hức mong chờ bán được những sản phẩm đầu tiên vào ngày 20/5. Nếu bán được nhiều hàng trên Lazada, tôi sẵn sàng thuê thêm nhân công mở rộng sản xuất và rất hy vọng sẽ nhanh phát triển cơ sở thành công ty trong tương lai”.

Hàng nghìn sản phẩm từ dừa Bến Tre sẽ chính thức có mặt trên Lazada trong “Ngày của làng dừa Bến Tre” bắt đầu từ 0h, kết thúc vào lúc 23h59 ngày 20/5 trên website và ứng dụng di động (app) Lazada. Chương trình mang đến những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng như khuyến mại giảm giá lên đến 50%, mua 1 tặng 1, và hàng loạt voucher giảm giá 12% cho các sản phẩm làm từ dừa. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm đa dạng từ dừa cũng như có cơ hội sở hữu những phần quà hấp dẫn khi đón xem livestream “Ngày của làng dừa” trên ứng dụng di động Lazada, diễn ra vào lúc 12h trưa ngày 20/5.

Lazada anh 3

Dự án “Làng nghề đặc sản online” là một trong những hoạt động trọng tâm của Lazada Việt Nam nhằm góp phần xây dựng nên hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện và bền vững vào năm 2030. Qua những hoạt động cụ thể, Lazada cam kết hỗ trợ 8 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ 300 triệu khách hàng và mang đến 20 triệu cơ hội việc làm trên toàn khu vực.

“Ngày của làng dừa Bến Tre” diễn ra vào ngày 20/5 là sự kiện khởi động đầu tiên của chương trình với nhiều ưu đãi đặc biệt cho người mua. Độc giả tham khảo thông tin và thực hiện mua hàng tại đây.


Giang Tiểu San

Bạn có thể quan tâm