Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dữ liệu quý của cố giáo sư Mỹ có thể hồi sinh Nhà thờ Đức Bà Paris

Những hình ảnh cuối cùng do máy tính tạo ra tái hiện thánh đường đến từng chi tiết nhỏ nhất, bao gồm cả những khuyết điểm nhỏ của nó, với độ chính xác khoảng 5 mm.

Tại Đại học Vassar ở Mỹ, một nhóm các chuyên gia đã gặp nhau vào tuần trước trận hỏa hoạn kinh hoàng tại Nhà thờ Đức Bà Paris để lên kế hoạch cho một dự án đầy tham vọng: kiểm kê một terabyte dữ liệu cho mô hình không gian ba chiều (3D) của kiệt tác kiến trúc Gothic.

Một tỷ điểm ảnh

Dữ liệu quý giá - với độ chính xác cao nhất thế giới - là công trình của Andrew Tallon, giáo sư nghệ thuật người Mỹ gốc Pháp, một người yêu thích kiến trúc thời trung cổ châu Âu và đam mê nhà thờ Gothic. Ông mất vào tháng 11/2018.

Kỹ thuật của ông không mới, nhưng việc áp dụng các công cụ rất sáng tạo. Vào năm 2011 và 2012, với tiền tài trợ từ một quỹ, giáo sư Tallon đã sử dụng một thiết bị laser để đo đạc chính xác bên trong và bên ngoài của nhà thờ, nơi vừa bị tàn phá bởi ngọn lửa đầu tuần này.

Ông đặt thiết bị ở khoảng 50 vị trí để đo khoảng cách giữa mỗi bức tường và cột trụ, hốc, tượng hoặc kết cấu kiến trúc khác - và để ghi lại mọi sai lệch bên trong bất kỳ di tích nào có tuổi đời hàng thế kỷ.

du lieu hoi sinh nha tho duc ba paris anh 1
Mô hình 3D Nhà thờ Đức Bà Paris của cố giáo sư Andrew Tallon. Ảnh: AFP.

Kết quả là hơn một tỷ điểm trong "đám mây điểm". Những hình ảnh cuối cùng do máy tính tạo ra tái hiện thánh đường đến từng chi tiết nhỏ nhất, bao gồm cả những khuyết điểm nhỏ của nó, với độ chính xác khoảng 5 milimét (0,1 inch).

Chẳng hạn, những hình ảnh này đã giúp xác nhận mặt phía tây của nhà thờ là một "đống lộn xộn... tình hình tồi tệ" như thế nào, ông Tallon nói với National Geographic vào năm 2015, chỉ ra sự sai lệch của các cột bên trong.

Ông muốn nhìn thấu "suy nghĩ của những người đã xây nên công trình", cựu sinh viên của ông, Lindsay Cook, một người Pháp như vị cố giáo sư và đang là giảng dạy nghệ thuật tại Đại học Vassar, nói.

"Thầy ấy quan tâm đến việc sử dụng dữ liệu quét laser để tìm những chi tiết như vết nứt nhỏ trong công trình, ở những nơi mà mọi thứ không hoàn toàn ngay ngắn hoặc thẳng đứng, nơi bạn có thể nhìn thấy bàn tay của một kiến trúc sư riêng biệt và trong trường hợp đó là bàn tay của từng cá nhân thợ xây", anh Cook nói với AFP.

"Một đài tưởng niệm hoàn hảo"

Những phép đo này đã cho ra đời những hình ảnh được được xuất bản trong một cuốn sách vào năm 2013 và được trưng bày trong một triển lãm tại Nhà thờ Đức Bà Paris năm 2014. Song phần lớn dữ liệu vẫn chưa được khai thác ở dạng thức nhị phân trên một số ổ cứng.

Nhà thờ có thể được xây dựng lại mà không có dữ liệu này, nhưng mô hình laser mang lại độ chính xác cho các bức ảnh và bản vẽ mà giới kiến trúc sư ở Pháp lưu giữ.

Điều này đặc biệt hữu ích cho các yếu tố như mái và tháp Mũi Tên, vốn khó đo lường hơn về mặt vật lý. Ngọn tháp có từ thế kỷ 19 đã sập trong vụ cháy và hầu hết phần mái bị thiêu rụi.

Mô hình sẽ giúp các nhà phục chế tái tạo lại giống hệt phần mái vòm đã sụp đổ bên trong.

"Nếu cuối cùng chính quyền muốn sử dụng thứ này, thì tất nhiên nó sẽ được chia sẻ với họ", anh Cook nói.

du lieu hoi sinh nha tho duc ba paris anh 2
Cố giáo sư Andrew Tallon tại văn phòng năm 2009. Ảnh: AFP.

Dữ liệu đang nằm trên các ổ cứng ngoài tại Vassar, với các bản sao được lưu giữ tại Đại học Columbia, nơi các học giả hợp tác với giáo sư Tallon trong dự án "Lập bản đồ Gothic".

Nếu các kiến trúc sư yêu cầu dữ liệu, nó sẽ phải được gửi trực tiếp, vì dữ liệu quá lớn để chuyển qua Internet.

Nếu "công trình học thuật của Tallon bằng cách nào đó có thể cung cấp thông tin cho những người sẽ đảm nhận nhiệm vụ khó khăn là tìm lại hào quang trước đây cho một nhà thờ, thì đó sẽ là một đài tưởng niệm hoàn hảo cho một học giả tuyệt vời, người đã cống hiến rất nhiều cho Notre-Dame", ông Jon Chenette, một nhà quản lý tại Đại học Vassar, nói.

Trên các ổ cứng khác, các nhà sử học cũng sẽ tìm thấy một gia tài khác từ cố giáo sư Tallon: mô hình laser của các nhà thờ lớn ở Beauvais, Chartres, Canterbury và thậm chí cả Vương cung thánh đường Saint-Denis.

Vì sao Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng kiến trúc Pháp? Hơn 850 năm lịch sử, nhà thờ Đức Bà Paris, công trình được xem là biểu tượng nước Pháp, tiêu biểu cho phong cách Gothic với kiến trúc độc đáo.

Ký ức về cây Đại phong cầm đặc biệt của Nhà thờ Đức Bà Paris

Một nghệ sĩ vĩ đại từng chết bên Đại phong cầm trong khi chơi nó, ông gục xuống phím nhạc và một âm thanh vang lên trong giáo đường.

Đông Phong

Theo AFP

Bạn có thể quan tâm