Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự kiến chi hơn 850 tỷ cải tạo đường sắt Hà Nội - Vinh

Nguồn vốn được lấy từ ngân sách Nhà nước nhằm nâng cấp cầu yếu, xây cầu vượt đường sắt, giảm độ cong của nền đường. Từ đó, tăng tốc độ chạy tàu và giảm tai nạn giao thông.

Ban quản lý dự án Đường sắt vừa trình Bộ GTVT thẩm định dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh với nguồn vốn hơn 850 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.

Dự án đi qua địa phận Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An với tổng chiều dài 319 km.

Các hạng mục cải tạo, nâng cấp gồm cải tạo 10 cầu yếu; thay ray, tà vẹt, đá ba lát 8 đoạn; cải tạo 7 vị trí đường ray có bán kính đường cong nhỏ (làm hạn chế tốc độ chạy tàu); xây dựng cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 45...

ha tang duong sat anh 1

Một đoạn đường sắt Bắc - Nam. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 854 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng là 657 tỷ đồng. Vốn đầu tư lấy từ nguồn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Thời gian dự kiến thực hiện dự án trong 3 năm, giai đoạn 2022-2025.

Trước đó, Bộ GTVT đã đề nghị PMU Đường sắt ưu tiên giải quyết các vấn đề cầu yếu, bán kính cong nhỏ, giao cắt đường ngang... để nâng cao tốc độ chạy tàu; ưu tiên đầu tư kéo dài đường ga, kho ga, bãi hàng để nâng cao năng lực vận tải hàng hoá đối với đoạn Hà Nội - Vinh. Đây là một trong các giải pháp tăng cường vận tải hàng hóa bằng đường sắt.

PMU Đường sắt có trách nhiệm nghiên cứu cân đối nguồn vốn trung hạn 2021-2025, theo đó cắt giảm các hạng mục đầu tư kiến trúc tầng trên (ray, tà vẹt) đã được Bộ GTVT đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 2016-2020 (gói đầu tư 7.000 tỷ đồng). Việc này nhằm ưu tiên đầu tư các hạng mục, nâng cao năng lực vận tải và tốc độ chạy tàu.

Sáp nhập 2 công ty đường sắt Hà Nội - Sài Gòn, tránh cạnh tranh nội bộ

Đường sắt Việt Nam cần đổi mới toàn diện để thoát khỏi cái “bóng” trùm lên mình quá lâu dẫn đến trì trệ, tụt hậu...

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm