“Xây cầu đến lớp” được phát động vào cuối tháng 5/2019 với mục đích xây dựng nhiều cây cầu cứng, cầu bê tông để học sinh vùng sâu vùng xa đến trường an toàn hơn. Sau hơn một tháng phát động, dự án đã ghi nhận hơn 2,4 tỷ đồng đóng góp trực tiếp từ người dùng Grab qua ứng dụng.
Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng cây cầu đầu tiên của dự án tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 7 để kịp hoàn thiện, đón các em vào năm học mới. Có thể thấy, công nghệ đang làm được nhiều điều, đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống của người Việt nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam tại lễ ký kết thoả thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. |
Trước đó vào ngày 23/6, tại lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức, Grab Việt Nam đã ký thỏa thuận tài trợ 5 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng trong năm đầu tiên để xây cầu tại các địa phương có điều kiện đi lại khó khăn như Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái...
“Kỳ lân” công nghệ cũng cam kết sẽ cùng Quỹ BTTEVN xây dựng 2 cây cầu tổng giá trị 2 tỷ đồng cho 2 xã của tỉnh Lai Châu vào năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN đã khen ngợi sáng kiến dự án “Xây cầu đến lớp”. Theo bà, hãng xe công nghệ đến từ Malaysia không chỉ tạo nên thói quen đi lại thuận lợi, an toàn, tiết kiệm cho người dân, mà còn tạo điều kiện để cộng đồng tham gia các chương trình thiện nguyện thông qua ứng dụng.
"Đây là việc làm ý nghĩa mà tôi nghĩ cộng đồng rất hứng thú tham gia. Mình đi lại thuận lợi nhưng đừng quên trẻ em, người dân ở vùng khó khăn còn nhiều vất vả khi không có những chiếc cầu nối đôi bờ hay đường sá còn lầy lội, phương tiện thô sơ. Đó là ý nghĩa to lớn mà dự án Xây cầu đến lớp đã đạt được", Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhận định.
Một cây cầu cứng sẽ sớm được hoàn thiện, thay thế những chiếc xuồng ba lá chở học sinh đến trường. |
“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó đang được nhiều doanh nghiệp tiếp nối và lan toả. Mỗi doanh nghiệp có một cách thức thực hiện trách nhiệm xã hội riêng, phụ thuộc vào đặc điểm và khả năng.
"Công nghệ vì cộng đồng" (#TechforGood) là tầm nhìn mang tính đặc trưng của một công ty công nghệ như Grab. Đó là sử dụng công nghệ để thực hiện trách nhiệm xã hội: Kết nối những tấm lòng thiện nguyện với các hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Cũng thông qua công nghệ, Grab đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, giúp mọi người tiếp cận được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như giáo dục, y tế, bảo hiểm… để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Grab Việt Nam và Quỹ BTTEVN mong tiếp tục nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng để con đường đến trường của các em học sinh vùng sâu vùng xa không còn gian nan. Để tham gia, người dùng thực hiện các bước đơn giản: (1) mở ứng dụng Grab; (2) vào mục GrabRewards, chọn mức đóng góp mong muốn (từ 115 đến 2.300 điểm, tương ứng từ 5.000 đến 100.000 đồng); (3) đổi điểm và phần đóng góp sẽ được ghi nhận.