760 tỷ đồng." /> |
Trung tâm Kiểm soát bay đường dài Hà Nội (ACC Hà Nội) được xây dựng tại đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội, thay thế cho ACC Hà Nội hiện tại đang đặt tại khu vực Sân bay Nội Bài. Trung tâm khởi công từ 7/2/2012, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng, đang hoàn thiện việc lắp đặt máy móc, thiết bị. Các thiết bị ở đây đều được nhập từ các nước phát triển thuộc nhóm G7. Trung tâm rộng 21.000 m2; diện tích đất xây dựng là 3.000 m 2, với sàn sử dụng khoảng 15.400 m 2. Tổng kinh phí đầu tư là 760 tỷ đồng. |
Trung tâm có 6 vị trí để điều hành bay cho vùng quản lý bay Hà Nội (còn gọi là FIR Hà Nội, bao gồm không phận trên đất liền và biển Đông khu vực phía Bắc). Ngoài ra, có 5 vị trí dự phòng để điều hành bay thay cho ACC HCM tại vùng trời phía Nam. |
Giữa phòng điều hành chính là vị trí của kíp trưởng và các nhân viên nhập số liệu chuyến bay. |
Mỗi vị trí trực có một nhân viên điều hành chính và một nhân viên hiệp đồng bay (liên lạc với không quân và các đơn vị liên quan). Ngoài khả năng điều hành bay thay cho FIR HCM, công nghệ áp dụng tại trung tâm này có thể tự tính toán để phát ra các cảnh báo về nguy cơ va chạm giữa các máy bay. Khi máy bay xuất phát, hệ thống có thể tính toán được toàn bộ hành trình bay. Chẳng hạn, khi bay từ Hà Nội đến TP HCM, hệ thống sẽ tính toán giờ hạ cánh tại Sân bay Tân Sơn Nhất có bị ách tắc không, để thông báo cho phi công trong quá trình bay, tránh máy bay tập kết nhiều, rơi vào tình huống nguy hiểm hoặc bay chờ, tốn nhiêu liệu khi đến điểm hạ cánh. |
Sự tập trung của nhân viên không lưu là yêu tố quan trọng hàng đầu. Vì thế, ngoài công tác đảm bảo an ninh của trung tâm, thiết kế khu vực làm việc của nhân viên không lưu phải đáp ứng yêu cầu đó. Chẳng hạn, ánh sáng tại bàn làm việc được thiết kế tập trung. |
Giờ làm việc tại trung tâm được lấy theo giờ phối hợp quốc tế (còn gọi là giờ GMT). |
Trong ảnh là khu vực chứa và truyền dữ liệu, được coi như bộ não của trung tâm. |
Khu vực cấp điện lưới cho toàn bộ trung tâm. Điện lưới gồm 2 mạch, một mạch chính và một mạch dự phòng. Các thiết bị hình trụ màu đỏ có chức năng chống cháy bằng cách tự động tỏa khí CO2 khi xảy ra sự cố. |
Trung tâm có 2 máy phát điện dự phòng; mỗi máy có thể cung cấp điện cho toàn bộ trung tâm. |
Trong ảnh là khu vực chứa máy lưu điện (UPS). Toàn hệ thống có 4 UPS, mỗi UPS có thể duy trì hoạt động cho hệ thống trong 2 giờ. Lãnh đạo trung tâm này cho biết, hệ thống UPS được thiết kế riêng biệt nên không xảy ra sự cố tương tự như tại ACC TP HCM, xác xuất hỏng hóc là 1/10 triệu. |