Đốt dê, KFC và những phong tục Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới
Thứ bảy, 23/12/2017 15:00 (GMT+7)
15:00 23/12/2017
Giáng sinh thường gợi liên tưởng tới cây thông Noel hay hình ảnh ông già tuyết với bộ râu trắng. Tuy nhiên, nhiều vùng trên thế giới lại có cách rất riêng để kỷ niệm dịp lễ này.
Phần đông người dân Nhật Bản không theo đạo Thiên chúa, nhưng dịp Giáng sinh ở đất nước này luôn gắn với một truyền thống đặc biệt: Thưởng thức gà rán KFC. Kể từ khi chiến dịch tiếp thị "Kurisumasu ni wa kentakkii!" (Kentucky cho Giáng sinh) được bắt đầu vào năm 1974, KFC đã trở thành một phần không thể thiếu trong đêm Giáng sinh ở Nhật. Chiến dịch này hiệu quả tới mức doanh số bán hàng riêng ngày lễ này đã vượt con số của cả năm còn lại. Trong ảnh, nhân viên hãng hàng không Japan Airlines trong một buổi họp báo giới thiệu dịch vụ ăn uống mới tại Tokyo năm 2012, trên tay là đĩa gà rán KFC. Ảnh: Getty.
Ở thị trấn Gavle, Thụy Điển, người ta thường dựng hình một con dê khổng lồ bằng rơm cao 13m vào mỗi dịp Giáng sinh. Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng cho lễ Giáng sinh ở đất nước Thụy Điển hàng thế kỷ nay. Và theo truyền thống, những đứa trẻ nghịch ngợm sẽ tìm cách đốt cháy linh vật. Từ khi con dê đặc biệt được dựng lên vào năm 1966 đến nay, nó đã bị đốt 25 lần. Kể từ năm 1988, người dân Gavle còn có tục lệ cá cược liệu con dê có thể “sống sót” đến đêm Giáng sinh hay không. Năm 2001, một du khách Mỹ đã phải ngồi tù và bị phạt tiền sau khi tự ý đốt cháy linh vật của thị trấn.
Ảnh: Getty.
Khoảng 2% dân số Ấn Độ, tương đương 24 triệu người, theo đạo Thiên chúa. Vào dịp lễ Giáng sinh, thay vì trang trí cây thông như phần lớn các nước khác, người dân Ấn Độ lại trưng bày và trang trí các loại cây khác như cây xoài, cây chuối. Họ thậm chí còn lấy lá của những loại cây này để trang trí nhà cửa.
Ảnh: rainforestislandsferry.com.
Người Mỹ có thể dễ dàng nhận ra cây Giáng sinh ở Ukraine vì chúng khá giống với những cây thông Noel thông thường của phương Tây. Tuy vậy, đôi khi người Ukraine trang trí cây bằng thứ chất liệu nghe khá kỳ cục là mạng nhện. Theo truyền thuyết địa phương, cây thông Noel của một gia đình nghèo đã phủ đầy mạng nhện do họ không có đủ tiền mua đồ trang trí. Khi những tia sáng đầu tiên của ngày lễ Giáng sinh chiếu vào cành cây, tất cả mạng nhện đều biến thành vàng bạc. Do đó, người Ukraine tin rằng nhìn thấy mạng nhện vào buổi sáng lễ Giáng sinh là một điềm lành và mang lại may mắn. Thay vì những đồ vật lấp lánh và đầy màu sắc, cây thông Noel tại Ukraine được trang trí bằng những con nhện và mạng nhện giả. Ảnh: rainforestislandsferry.com.
Giáng sinh của người Iceland khá đặc biệt bởi gắn liền với hình tượng kinh dị nổi tiếng: mèo Yule. Đây là con mèo khổng lồ, khát máu chuyên đi lang thang ở vùng nông thôn vào Giáng sinh và tìm kiếm những kẻ chưa có quần áo mới cho kỳ nghĩ lễ. Cách duy nhất để thoát khỏi Yule là người đó cho nó nhìn thấy mình đang mặc quần áo mới, tất mới, mũ len mới... Truyền thuyết này xuất phát từ việc người dân Iceland luôn muốn làm việc chăm chỉ trong năm để có tiền mua quần áo mới cho bản thân và mọi người trong gia đình trước năm mới.
Ảnh minh họa: peterfrancisfahy.deviantart.com.
Chỉ ở Italy mới có các phù thủy mang quà tặng cho các em nhỏ. Nhân vật này được gọi là La Befana, những phù thủy tốt bụng cưỡi chổi bay. Đặc biệt, trẻ em nước này phải đợi qua năm mới để nhận quà Giáng sinh. Giống ông già Noel, phù thủy La Befana cũng mang theo kẹo và quà vào nhà qua đường ống khói nhưng là vào ngày 5/1.
Ảnh: iitaly.org.
Ở Rovaniemi, thị trấn Phần Lan nổi tiếng, sự phát triển theo hướng thương mại hóa tuy nhộn nhạo lại là minh chứng cho niềm tin chưa bao giờ cạn vào sự tồn tại của ông già Noel.
Ông già Noel bất ngờ đến thăm khu thành cổ Jerusalem và phát quà cho cả người Do Thái lẫn người Arab, một hoạt động nhằm hòa giải các cộng đồng trong bối cảnh căng thẳng gay gắt.
"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lượng được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.