Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đóng quỹ phòng chống thiên tai ở TP HCM ra sao?

UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch thu - nộp quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn TP năm 2015.

Ông Trần Nhân Nghĩa - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão, kiêm Phó giám đốc quỹ phòng chống thiên tai TP cho biết:

- Theo kế hoạch, việc thu quỹ phòng chống thiên tai do UBND TP ban hành, có ba đối tượng phải đóng góp cho quỹ này. Một là các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập (doanh nghiệp), công dân từ đủ tuổi 18 đến hết 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam và người lao động khác.

Căn cứ theo nghị định 50 về quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng chống lụt bão địa phương (năm 1997), mức thu đối với doanh nghiệp là 2/10.000 tổng số vốn sản xuất kinh doanh và mức thu tối đa là 5 triệu đồng/đơn vị/năm, không có mức thu tối thiểu.

Nhưng theo kế hoạch mới - căn cứ vào nghị định 94 (năm 2014) quy định việc thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai, mức thu của các doanh nghiệp tối thiểu là 500.000 đồng/đơn vị/năm, tối đa là 100 triệu đồng/đơn vị/năm và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Trần Nhân Nghĩa.
Ông Trần Nhân Nghĩa.

Đối với công dân: nếu là cán bộ, công chức, viên chức... đóng một ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản. Nếu là lao động trong các doanh nghiệp đóng một ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng (mức 3,1 triệu đồng/tháng đối với các doanh nghiệp tại 23 quận huyện.

Riêng huyện Cần Giờ áp dụng mức lương 2,7 triệu đồng/tháng). Riêng người lao động khác (trừ các đối tượng trên) có mức đóng là 15.000 đồng/người/năm.

​- Đơn vị nào đứng ra tổ chức thu quỹ này, người dân, chủ doanh nghiệp liên hệ ở đâu để đóng quỹ?

- Hiện nay cơ quan quản lý quỹ phòng chống thiên tai TP (trực thuộc Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP) sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thu quỹ đối với các công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH do Cục Thuế TP quản lý và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, các đơn vị này phải chịu trách nhiệm tự thu quỹ của cán bộ công chức, viên chức, người lao động của mình nộp vào quỹ phòng chống thiên tai của TP.

UBND các quận huyện chịu trách nhiệm tổ chức thu quỹ đối với tổ chức, hộ kinh doanh, hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác. Riêng UBND các phường xã, thị trấn tổ chức thu quỹ đối với đối tượng người lao động khác trên địa bàn và được trích 0,5% trên tổng số thu chi trả cho đối tượng đi thu.

​- Dự kiến số tiền thu được từ quỹ phòng chống thiên tai năm 2015 là bao nhiêu? Số tiền này dùng vào việc gì? Việc giám sát sử dụng quỹ ra sao?

- Hiện nay để ước con số chính xác thì rất khó vì phụ thuộc vào nhiều vấn đề như nguồn vốn của các doanh nghiệp, biến động của các đối tượng thu. Với kế hoạch mới ban hành của UBND TP, số doanh nghiệp phải nộp quỹ năm 2015 là 140.545 doanh nghiệp với mức thu dự kiến hơn 292 tỷ đồng, chưa kể đối tượng là công dân (những năm trước đây mức thu trên dưới 30 tỷ đồng/năm - PV).

Tất cả nguồn thu từ phường, xã, thị trấn, quận, huyện đều được chuyển về quỹ phòng chống thiên tai của TP. Nguồn quỹ này sẽ được chi lại cho các địa phương với tổng vốn không quá 1 tỷ đồng/dự án chủ yếu phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai như: tốc mái nhà, nhà trôi sụp, bị ngập nước, tổ chức gia cố các đoạn bờ bao xung yếu, nạo vét kênh mương, khai thông dòng chảy giúp chống ngập, an dân.

Chủ tịch UBND TP quyết định mức chi cũng như nội dung chi cho các đối tượng trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.

Dân quê phải đóng cả phí... nuôi vịt

Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân tại một số làng quê ở Hà Tĩnh phải bán lúa gạo, vay mượn tiền đóng phí, đóng quỹ. Trong số đó có cả phí nuôi vịt, quỹ phụ cấp cán bộ..

Ai được miễn đóng quỹ?

Các đối tượng được miễn đóng quỹ phòng chống thiên tai gồm: thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; cha mẹ đẻ hoặc vợ/chồng của liệt sĩ; quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan; sinh viên, học sinh; người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người đang thất nghiệp; hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo chuẩn TP.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151118/dong-quy-phong-chong-thien-tai-ra-sao/1004746.html

Theo Quang Khải/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm