Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đông Nam Á không chấp nhận bị bắt nạt

Trước những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường đầu tư để cải thiện sức mạnh quốc phòng, đặc biệt là trên mặt biển.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng các nước Đông Nam Á tăng 5% lên 35,9 tỷ USD vào năm 2013 và dự kiến chạm mức 40 tỷ USD vào năm 2016. SIPRI cho biết chi tiêu quốc phòng của khu vực đã tăng hơn hai lần kể từ năm 1992.

“Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề ưu tiên của các chính phủ trong khu vực Đông Nam Á. Các hành động của Trung Quốc đã buộc khu vực phải tính toán kỹ lưỡng việc bảo vệ lãnh thổ”, báo New York Times dẫn lời nhà phân tích Jon Grevatt của IHS Jane’s. Do đó, các nước Đông Nam Á quyết đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng.

Quân đội Nhật không đông, nhưng chớ gây sự

Trung Quốc xếp thứ 3 về quân số quân sự, Nhật Bản đứng thứ 10 nhưng Tokyo lại có nền quốc phòng hiện đại và quy mô nhất tại châu Á với các loại vũ khí cực kỳ tinh nhuệ.

 

Indonesia quyết bảo vệ quần đảo Natuna

Ngay từ trước khi lên nắm quyền, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đặt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 1,5% GDP.

Quan điểm của Jakarta là biển Đông không phải là "ao nhà" của Trung Quốc và cần phải bảo vệ tự do hàng hải.

“Indonesia muốn đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài. Quan điểm của Jakarta là Biển Đông không phải là 'ao nhà' của Trung Quốc và cần phải bảo vệ tự do hàng hải”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Tim Huxley thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược (IISS - Singapore).

Trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng Indonesia tăng lên 7,1 tỷ USD. Theo kế hoạch phát triển lực lượng phòng vệ tối thiểu, Indonesia đang tìm mua 274 tàu chiến, 10 đội máy bay chiến đấu và 12 tàu ngầm động cơ diesel - điện vào năm 2014. Hiện tại Indonesia sở hữu 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo và hai tàu ngầm lớp Cakra.

Quân đội Indonesia đang triển khai bốn chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E trên quần đảo Natuna để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc xâm lấn.

Quân đội Indonesia đang triển khai bốn chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E trên quần đảo Natuna để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc xâm lấn.

Tàu ngầm lớp Chang Bogo và Cakra đều được trang bị thủy lôi, mìn và cả tên lửa Sub-Harpoon. Năm 2012, Hải quân Indonesia đã ký hợp đồng 1,1 tỷ USD để mua 3 tàu ngầm động cơ diesel-điện Type 209/1400 của nhà sản xuất Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Chang Bogo.

Hồi tháng 3, cựu tham mưu trưởng quân đội Indonesia Budiman tiết lộ Indonesia sẽ triển khai 4 máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64E của hãng Boeing cùng một số chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 trên quần đảo Natuna, bởi bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc cũng liếm vào quần đảo này. Đây là khu vực có mỏ khí đốt 1.300 tỷ m3, thuộc vào loại lớn hàng đầu thế giới.

Trực thăng Apache AH-64E là loại trực thăng tấn công được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, giá mỗi chiếc vào khoảng 35,5 triệu USD. Nó được trang bị tên lửa Hellfire hùng mạnh, rocket Hydra 70 và hệ thống radar Longbow có khả năng nhắm bắn các mục tiêu ngoài khơi.

“Chúng tôi có nghĩa vụ duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Để làm được điều đó, chúng tôi phải có sức mạnh quân sự”, Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin từng khẳng định.

Những vũ khí lợi hại nhất của Mỹ tại châu Á - TBD

Là một cường quốc, Mỹ sở hữu quân đội hùng mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương (TBD) là nơi Mỹ triển khai lực lượng khí tài vô cùng hùng hậu.

 

Singapore nhỏ bé nhưng hùng mạnh

Chỉ là một quốc gia nhỏ bé với 5,3 triệu dân nhưng Singapore là cường quốc quân sự hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu của SIPRI, Singapore chiếm 4% tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu từ năm 2008-2012 và là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Hiện Singapore chi tới 25% ngân sách cho quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng Singapore tăng vọt từ 600 triệu USD hồi thập niên 1980 lên 12 tỷ USD năm 2013.

“Mối lo ngại lớn nhất đối với quốc gia nhỏ như Singapore là bị các cường quốc bắt nạt và sự bất ổn do xung đột giữa các cường quốc tạo ra. Chi tiêu quốc phòng của Singapore phản ánh điều đó”, chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược (IISS) William Choong cho biết.

Một tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Formidable của Singapore. Đây là loại tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á.

Một tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Formidable của Singapore. Đây là loại tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á.

Nhà phân tích Michael Raska thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam đánh giá Singapore muốn chuẩn bị tốt để đối phó với nguy cơ khủng hoảng bùng lên vì tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ngoài ra, Singapore còn phải bảo vệ an ninh trên eo biển Malacca, tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới.

Theo hãng FlightGlobal, Singapore có không quân lớn nhất Đông Nam Á với đội ngũ phi công được huấn luyện và trang bị tốt nhất.

Không quân Singapore sở hữu các loại máy bay chiến đấu mạnh mẽ như F-16 và F-15, trực thăng tấn công Apache và máy bay không người lái hiện đại.

Chính quyền Singapore cũng đang hỏi mua loại máy bay chiến đấu tàng hình siêu hiện đại F-35 của Mỹ. Hải quân Singapore cũng thuộc loại hùng mạnh nhất khu vực.

Hiện tại Hải quân Singapore sở hữu 4 tàu ngầm lớp Challenger có chiều dài 50 m, được trang bị ngư lôi cùng hai tàu ngầm lớp Archer động cơ diesel - điện, dài 60,5 m, vũ khí chính cũng là ngư lôi. Cả hai loại tàu ngầm này đều được trang bị hệ thống radar và siêu âm hiện đại.

Vũ khí quân sự Trung Quốc 'khủng' nhưng nhiều lỗi

Trung Quốc là cường quốc quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, đang phát triển vũ khí theo chiến lược "ngăn chặn tiếp cận". Nhưng sức mạnh vũ khí Bắc Kinh đang bị nghi ngờ.

 

Năm ngoái, Singapore ký hợp đồng mua thêm hai tàu ngầm tấn công Type 218SG của hãng quốc phòng Đức ThyseenKrupp Marine Systems với tổng trị giá lên đến 1,36 tỷ USD. Thiết kế của tàu Type 218SG dựa trên tàu ngầm diesel - điện Type 214 dài 65 m, được trang bị ngư lôi và tên lửa.

Về lực lượng trên biển, Hải quân Singapore được trang bị 6 tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Formidable, được trang bị máy bay trực thăng Sikorsky S-70B, tên lửa chống tàu Harpoon và tên lửa đất đối không MBDA Aster 15-30.

Giới chuyên gia đánh giá đây là loại tàu chiến hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra hải quân Singapore còn có sáu tàu hộ tống lớp Victory có tốc độ rất nhanh và sở hữu tên lửa chống tàu và đối không.

Malaysia, Philippines nỗ lực cải tổ

So với Indonesia và Singapore, Malaysia chi tiêu quốc phòng thấp hơn nhiều. Có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc nhưng Malaysia tỏ ra khá lặng lẽ. Nhưng vào năm 2007 Malaysia đã lập căn cứ hải quân ở vịnh Sepanggar để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Những vũ khí hiện đại Nhật mua để đề phòng Trung Quốc

Lo ngại trước việc Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, Nhật Bản mạnh tay mua sắm những máy bay và xe đổ bộ hiện đại do Mỹ chế tạo để củng cố khả năng bảo vệ lãnh thổ.

 

Một tàu ngầm lớp Scorpene của hải quân Malaysia.

Một tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia.

Từ năm 2007-2009, Malaysia đã tiếp nhận hai tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp sản xuất, được trang bị tên lửa chống tàu Exocet, trị giá 1,1 tỷ USD. Hai tàu này đều được triển khai ở căn cứ tại vịnh Sepanggar. Trên mặt biển, Hải quân Malaysia sở hữu 14 tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống.

Chính quyền Malaysia đang đặt mua 6 tàu hộ tống lớp Gowind, được thiết kế để chiến đấu gần bờ có trang bị tên lửa đất đối không và có thể chở một trực thăng. Dự kiến những chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2018.

Điểm đặc biệt là với tàu lớp Gowind, Malaysia đang nỗ lực phát triển vũ khí nội địa. Hãng quốc phòng Malaysia Boustead Heavy Industries Corporation đang hợp tác với nhà thầu Pháp DCNS theo hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD để sản xuất 6 chiếc tàu này. Tất cả đều được sản xuất trong nước.

Trong khi đó, Không quân của Malaysia khá yếu ớt. Trong thập niên 1990 Malaysia mua 16 máy bay chiến đấu MiG-29N của Nga và tám chiếc F/A-18D của Mỹ, nhưng chừng đó là không đủ để hỗ trợ các hạm đội hải quân trên Biển Đông.

Để cải thiện, Malaysia mới đây đã mua thêm 18 chiếc Su-30MKM. Tháng 9/2014, quân đội Malaysia tập trận trên Biển Đông và lần đầu tiên khoe chiến đấu cơ Su-30MKM phóng tên lửa Kh-31.

Đối với Philippines, nhu cầu hiện đại hóa quân đội còn khẩn cấp hơn do cả không quân và hải quân đều rất yếu ớt. Năm 2013, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ký luật đầu tư 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội nhằm đối phó với nguy cơ bị Trung Quốc “bắt nạt” trên Biển Đông.

Tháng 7/2014, ông trình ngân sách quốc phòng 2,6 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm 2013. Năm 2011, Philippines nhận hai tàu tuần tra lớp Hamilton từ Mỹ. Cuối năm nay, Hàn Quốc sẽ chuyển giao tàu hộ tống cũ lớp Po Hang được trang bị tên lửa chống tàu cho Manila.

Chính quyền Philippines cũng ký hợp đồng mua 12 máy bay tấn công FA-50 và 8 trực thăng Bell 412 từ Hàn Quốc.

Tháng 2, Manila công bố kế hoạch mua hai tàu khu trục nhỏ với tổng trị giá 400 triệu USD. Tháng 5, Philippines mở thầu mua sáu máy bay hỗ trợ trị giá 114 triệu USD và gói thầu khác mua trực thăng chống tàu ngầm trị giá 121 triệu USD.

Sau đó, nước này đặt mua thêm hai máy bay tuần tra trị giá 136 triệu USD. Tháng 7/2014, Manila ký hợp đồng 92 triệu USD với công ty Indonesia PT PAL để mua hai tàu đổ bộ.

​Bốn kịch bản trên Biển Đông

Các chuyên gia của hãng tư vấn địa chính trị Wikistrat (Mỹ) dự đoán 4 kịch bản có thể xảy ra tại hai vùng biển ở châu Á - Thái Bình Dương.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141127/dong-nam-a-khong-chap-nhan-bi-bat-nat/677058.html

Theo Sơn Hà/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm