Sáng nay (25/9), ông Nguyễn Hồng Ân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, đơn vị rất muốn giữ lại ngôi nhà của Đốc phủ Võ Hà Thanh, hay còn gọi là "nhà lầu ông Phủ” để phục vụ công tác bảo tồn và gắn với phát triển du lịch ven sông Đồng Nai.
Biệt thự 100 tuổi ven sông Đồng Nai có nguy cơ bị phá bỏ. Ảnh: Hoàng Anh. |
"Quan điểm của tôi cũng như Ban Giám đốc Sở sẽ có tính toán phương án tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề xuất phương án mua lại ngôi nhà này để đưa vào phục vụ phát triển du lịch cho thuận lợi thay vì thực hiện giải tỏa, đền bù", ông Ân chia sẻ.
Cũng theo ông Ân, Sở cũng rất quan tâm đến biệt thự 100 tuổi này. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn phải chờ chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh và các ngành khảo sát, đánh giá tính toán phương án tối ưu nhất.
Qua khảo sát, cơ quan chức năng xác định khu vực quy hoạch cho dự án đường ven sông sẽ lấn vào “nhà lầu ông Phủ” khoảng 9m. Theo tính toán, dự kiến chi phí bồi thường biệt thự cổ này số tiền gần 5,4 tỷ đồng.
Trước thông tin biệt thự có nguy cơ bị giải tỏa để phục vụ dự án đường ven sông, dư luận bày tỏ sự quan ngại lớn. Nhiều chuyên gia, kiến trúc sư và người dân đã lên tiếng kêu gọi bảo tồn ngôi nhà cổ này.
Để giải quyết vấn đề trên, Sở Xây dựng tỉnh đã khảo sát và đánh giá hiện trạng của biệt thự cổ và đang hoàn thiện đề xuất hai phương án chính.
Phương án thứ nhất là thu hồi toàn bộ đất và di dời biệt thự ra phía sau để tạo điều kiện bảo tồn tốt nhất. Phương án thứ hai là điều chỉnh lại tuyến đường hiện tại để phù hợp với vị trí của biệt thự.
Hiện tại, các phương án này đang được Sở phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện và trình lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trước đó, ngày 20/9, ông Thái Bảo, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ký công văn gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Thành ủy Biên Hòa về việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, kiến trúc sư, những người nghiên cứu lịch sử và người dân địa phương cũng kiến nghị chính quyền cần tính toán có phương án bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử này.
Do đó, Đảng đoàn HĐND tỉnh đề nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu vấn đề trên để tính toán có phương án, giải pháp phù hợp, vừa đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án, đồng thời gắn với việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc này.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.