Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dồn dập tai nạn đường sắt

Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường sắt đã xảy ra 86 vụ tai nạn, làm chết 37 người và 48 người bị thương.

Theo số liệu thống kê của ngành đường sắt, trên 3.143 km đường sắt chạy qua 34 tỉnh - thành, hiện có 5.784 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ. Đây là những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.

Hơn 4.000 lối ngang không có cảnh báo

Trong các điểm giao giữa đường sắt với đường bộ, đường ngang được cấp phép có 1.516 điểm (có người gác 651 điểm, có cảnh báo tự động 310 điểm, có biển báo 555 điểm); còn lại 4.268 lối đi dân sinh hai bên đường sắt đi vào thôn, xã không được cảnh báo. 

Thậm chí, tại nhiều đường ngang có biển báo, người gác, rào chắn vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn do người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành hiệu lệnh. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết dù năm 2014, số vụ tai nạn trên tuyến đường sắt quốc gia giảm so với năm 2013 nhưng vẫn xảy ra 388 vụ làm 161 người chết và 256 người bị thương.

Chuyến đi cuối cùng của người lái tàu SE5

Chiếc xe tải đột ngột bẻ lái băng qua đường sắt, ông Phú chỉ kịp bật dậy hãm mạnh phanh. Gần 600 hành khách thoát nạn, nhưng người lái tàu thì vĩnh viễn ra đi.

Nhiều toa tàu văng khỏi đường sắt sau vụ tai nạn tối 10/3 ở Quảng Trị.
Nhiều toa tàu văng khỏi đường sắt sau vụ tai nạn tối 10/3 ở Quảng Trị.

Chiều tối 11/3, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết nhiều vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy rất đáng báo động về tình trạng này. Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2015, trên đường sắt đã xảy ra 86 vụ tai nạn, trong đó, 82 vụ do yếu tố khách quan, làm chết 37 người và 48 người bị thương.

“Đây là vấn đề nhức nhối và đã báo động từ lâu. Hầu hết các vụ tai nạn đều do người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt và vi phạm quy định an toàn giao thông rồi tông va hoặc lao vào các đoàn tàu đang chạy” - ông Hoạch đúc kết.

Phải xử lý đường ngang trái phép

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho rằng an toàn giao thông đường bộ và đường sắt là vấn đề rất phức tạp và có liên quan với nhau. Vì vậy, các địa phương, đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn, loại trừ nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Ông Đông cho rằng đối với các đường ngang dân sinh trái phép hiện hữu, cần phải có giải pháp quản lý, khống chế và kiên quyết không để phát sinh.

Để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị các địa phương không cấp đất dọc đường sắt nằm trong hành lang an toàn giao thông; thu hẹp, đóng các lối đi dân sinh; hạn chế phương tiện giao thông. 

Bộ trưởng Thăng yêu cầu các sở GTVT, cơ quan quản lý đường bộ địa phương có trách nhiệm rà soát, bổ sung biển báo hiệu đường bộ, vạch dừng, gờ giảm tốc trên phần đường bộ do địa phương quản lý tại các đường ngang; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các lối đi dân sinh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; ngành đường sắt tăng cường cắm các biển cảnh báo.

Về giải pháp, ông Đoàn Duy Hoạch cho rằng ngành đường sắt cũng như chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tai nạn xảy ra nhiều bởi ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém.

Cẩu trục khổng lồ đổ nghiêng khi sắp thông đường sắt

Chiều tối 11/3, khi đoạn đường sắt nơi xảy ra tai nạn giữa tàu SE5 và xe tải đang gấp rút được sửa chữa để thông tuyến thì sự cố lại xảy ra.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/don-dap-tai-nan-duong-sat-20150311225035366.htm

Theo Văn Duẩn-Quang Nhật-Hồng Ánh/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm