Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dồn dập sáp nhập, tương lai các ngân hàng Việt thế nào?

Sau khi sáp nhập, các ngân hàng đều công bố tương lai xán lạn, với những số liệu đầy màu hồng.

Dồn dập sáp nhập

Tại buổi họp tổng kết ngành ngân hàng TP HCM cuối năm 2014, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động ngân hàng trong năm 2015 đặt trọng tâm vào xử lý nợ xấu và tiếp tục tái cơ cấu các ngân hàng.

Bắt đầu là công cuộc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank và tiếp tục đến các ngân hàng khác, với chủ trương các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sẽ “kèm” các ngân hàng cổ phần yếu, kém.

Mới bước sang quý II/2015, khi thông tin về “cuộc hôn nhân” của SouthernBank vào Sacombank chưa được hé lộ, thì hàng loạt cặp đôi ngân hàng đã dồn dập thông báo kế hoạch sáp nhập. 

Bên cạnh cặp Sacombank – Southernbank, các cặp đôi ngân hàng sẽ “về một nhà” trong năm nay là Vietinbank – PGBank, BIDV – MHB, Vietcombank – SaigonBank, Maritime Bank – MekongBank, Eximbank - NamAbank.

Trong đó, một số ngân hàng đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2015, nên thông tin về sáp nhập đã được công bố rộng rãi.

Tại đại hội cổ đông mới diễn ra, cả Vietinbank và PGBank đồng thời công bố thông tin về sáp nhập. Theo trình bày của ban lãnh đạo VietinBank, việc sáp nhập là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước. Điều này còn tạo cơ hội cho VietinBank đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu, thông qua việc kết hợp với PGBank và Petrolimex (cổ đông lớn của PGBank).

Về phía PGBank, ông Nguyễn Quang Định, Tổng giám đốc PGBank cho biết, lý do sáp nhập là nhằm tái cấu trúc hoạt động của 2 ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi ích cho cổ đông, phù hợp với xu hướng tái cấu trúc để có định chế tốt hơn.

BIDV sẽ sáp nhập với MHB.

BIDV sẽ sáp nhập với MHB.

“Không chỉ sáp nhập đơn thuần PGBank vào Vietinbank, mà còn có sự tham gia của cổ đông lớn là tập đoàn Petrolimex. Mặc dù đồng hành với PGBank trong một thời gian dài, nhưng cổ đông này chưa khai thác hết lợi thế của PGBank. Do đó khi sáp nhập với Vietinbank, chúng tôi hy vọng sẽ khai thác hết tiềm năng của các bên”, ông Định nói. Sáp nhập tỷ lệ 1:0,9

Chưa tổ chức đại hội cổ đông, nhưng BIDV khá cởi mở khi nói về sáp nhập trên Trí thức trẻ. Ông Trần Bắc Hà tiết lộ, BIDV sẽ sáp nhập với MHB theo tỷ lệ 1:1, và theo hình thức bàn giao nguyên trạng. Theo ông Trần Bắc Hà, do cả 2 ngân hàng, sở hữu của Nhà nước đều giữ tỷ lệ chi phối. Vì vậy, bản chất của việc sáp nhập này là chuyển dịch sở hữu nhà nước từ ngân hàng này sang ngân hàng kia.

Cặp đôi Maritime Bank – MekongBank cũng đã khởi động từ khá lâu. Phải tới ngày 18/3/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chấp thuận cho hai ngân hàng này “về một nhà” theo Đề án sáp nhập đã được hai Ngân hàng trình.

Theo đó, sau sáp nhập, MDB sẽ bàn giao toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, tổng tài sản, lợi ích hợp pháp sang cho Maritime Bank, chấm dứt sự tồn tại của MDB. Mỗi cổ phần MDB được đổi ngang một cổ phần MSB ( tỷ lệ hoán đối là 1:1). Tỷ lệ hoán đổi có thể bị thay đổi. 

Thương vụ Eximbank – NamAbank chưa được công bố chính thức, nhưng động thái Tổng giám đốc và Phó TGĐ của NamABank ứng cử vào HĐQT Eximbank đã cho thấy, mối quan hệ gắn kết giữa hai ngân hàng này.

Cặp đôi Vietcombank – SaigonBank vẫn khá kín tiếng. Đầu năm nay, Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM cho biết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã xác nhận việc phê duyệt về mặt chủ trương, cho phép Vietcombank sẽ sáp nhập với SaigonBank. Thời gian hoàn thành sáp nhập có thể là trong quý III hoặc quý IV năm nay.

Tương lai màu hồng

Đa số các ngân hàng đã lộ diện kế hoạch sáp nhập đều có cái nhìn lạc quan về những thương vụ đình đám này. Vietinbank dự báo sau sáp nhập, tổng tài sản sẽ tăng thêm trên 25.000 tỷ, vốn điều lệ tăng thêm 3.000 tỷ đồng lên trên 40.000 tỷ.

Đi cùng với việc tăng vốn, chi nhánh Vietinbank được mở rộng trong bối cảnh việc mở mới này bị Ngân hàng Nhà nước siết chặt. Nhờ đó, VietinBank có thể khai thác mạng lưới của Petrolimex cùng các dịch vụ tài chính đi kèm, đẩy mạnh dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng của Petrolimex.

PGBank cũng lạc quan và khẳng định, theo đề án sáp nhập thì ngân hàng sau sáp nhập sẽ mạnh hơn, sẽ cung cấp đầy đủ tiện tích của ngân hàng. Vì trên thực tế, mặc dù PGBank là ngân hàng nhỏ, nhưng danh mục sản phẩm khá phong phú, nên sau sáp nhập sản phẩm sẽ đa dạng hơn.

Đối với người lao động tại PGBank thì ngân hàng sau sáp nhập sẽ cho họ một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, thu nhập tốt hơn.

BIDV cũng rất lạc quan khi sáp nhập với MHB. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV tin rằng sau sáp nhập, thị giá cổ phiếu BID sẽ không thay đổi mà chỉ tốt lên. Trong khi đó, giá cổ phiếu MHB trên OTC đang nhích lên.

Giải thích rõ hơn cho những lợi ích mà BIDV nhận được, ông Trần Bắc Hà cho biết, chiến lược của BIDV trong thời gian tới là đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Hiện BIDV đang tăng cường cho vay với lĩnh vực chăn nuôi, theo hướng tập trung ứng dụng công nghệ cao đối với bò giống, bò thịt, bò sữa, heo giống, heo nái… ứng dụng công nghệ của Israel trong trồng trọt.

Chính vì vậy, việc sáp nhập với MHB sẽ mở rộng lĩnh vực cho vay của BIDV sang nông nghiệp nông thôn và gia tăng nguồn lực cho tín dụng nông thôn của BIDV. Mặt khác, MHB cũng là Ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ, theo ông Hà, đó là một sự bổ sung phù hợp cho các mục tiêu phát triển của BIDV.

Sáp nhập ngân hàng: Những điều khó nói

Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã bắt đầu với cả ngân hàng lớn - nhỏ, không còn bó hẹp trong phạm vi các ngân hàng yếu kém.

http://vtc.vn/don-dap-sap-nhap-tuong-lai-cac-ngan-hang-viet-the-nao.1.550072.htm

Theo Thanh Hà/VTC News

Bạn có thể quan tâm