Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đội ngũ của ông Trump tự chuốc rắc rối

Dù yêu cầu bổ nhiệm chuyên gia đặc biệt được chấp thuận, đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump trong vụ Mar-a-Lago một lần nữa rơi vào thế khó.

Đội ngũ pháp lý của ông Trump đối mặt nhiều thách thức sau khi bổ nhiệm chuyên gia đặc biệt. Ảnh: Reuters.

Khi đề nghị bổ nhiệm chuyên gia đặc biệt để xem xét các tài liệu mật trong vụ khám xét dinh thự Mar-a-Lago, đội ngũ pháp lý của ông Trump dường như muốn cản trở và trì hoãn cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, theo Washington Post.

Động thái này thực sự khiến cuộc điều tra đình trệ trong hai tuần. Và vị chuyên gia do ông Trump đề xuất - cựu thẩm phán Raymond J. Dearie - cũng được bổ nhiệm. Cả hai diễn biến dường như đều có lợi cho cựu tổng thống.

Tuy nhiên, giờ đây, các luật sư của ông Trump đang bối rối trước một loạt yêu cầu công khai bắt nguồn từ vị chuyên gia đặc biệt này.

Liên tục bị đẩy vào thế khó

Đầu tiên, ông Dearie đã làm điều mà Thẩm phán Aileen M. Cannon, do ông Trump đề cử, đã không làm. Đó là thúc ép đội ngũ pháp lý của cựu tổng thống chứng minh việc giải mật tài liệu trước khi đưa chúng tới Mar-a-Lago.

Mặc dù những tài liệu này hiện không còn nằm trong tầm ngắm của ông Dearie, vị chuyên gia vẫn chỉ trích các luật sư khi không thể cung cấp bằng chứng thực tế về hoạt động giải mật. Ngay sau đó, Tòa án phúc thẩm số 11 cũng khiển trách hành động này.

Donald Trump anh 1

Cựu thẩm phán Raymond J. Dearie - vị chuyên gia đặc biệt được bổ nhiệm giám sát vụ thu giữ tài liệu mật từ Mar-a-Lago. Ảnh: Brooklyn Daily Eagle.

Hội đồng 3 thẩm phán, bao gồm 2 ứng viên do ông Trump đề xuất, liên tục nhắc đến việc thiếu bằng chứng nêu trên, khi phản bác lập luận pháp lý của ông Cannon.

Các thẩm phán đã trích dẫn rõ ràng câu hỏi của chuyên gia đặc biệt về chủ đề này, và đưa ra phán quyết khiến ý định kháng cáo lên Tòa án Tối cao càng trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, ông Trump và đội ngũ pháp lý cũng đang hứng chịu một "cơn đau đầu" khác vì ông Dearie.

Vào ngày 22/9, vị chuyên gia đã gây áp lực với các luật sư của ông Trump về giả thuyết vô căn cứ rằng FBI có thể đã ngụy tạo bằng chứng.

Suy đoán này được đưa ra rất nhanh sau cuộc khám xét dinh thự Mar-a-Lago, từ cả cựu tổng thống và nhiều luật sư của ông.

Họ thường không khẳng định trực tiếp như tuyên bố giải mật mà chỉ nêu lên khả năng. Và trên thực tế, cáo buộc này đã lắng xuống một thời gian trước khi ông Trump nhắc lại một lần nữa vào ngày 21/9.

Trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình của Fox News, Sean Hannity, ông Trump đã hỏi: "Liệu họ có thả thứ gì đó vào đống" tài liệu lấy từ Mar-a-Lago, "hay thêm vào sau đó?".

Rõ ràng ông Dearie sẽ không làm ngơ trước những cáo buộc này.

Trong yêu cầu mới nhất, ông cho biết trước ngày 30/9, các luật sư của ông Trump phải chỉ ra những tài liệu xuất hiện trong danh sách của chính phủ nhưng không bị thu giữ từ dinh thự Mar-a-Lago hôm 8/8. Họ cũng có thể lên tiếng về những tài liệu được mô tả không chính xác.

Ông Dearie nói thêm rằng đây sẽ là "cơ hội cuối cùng" để đội ngũ pháp lý của ông Trump chỉ ra những điểm mâu thuẫn. Đây là lần đầu tiên các luật sư của cựu tổng thống buộc phải giải quyết các tuyên bố ngoài tòa án của ông.

Những phương án tồi

Trong cả 2 trường hợp, rõ ràng đội ngũ luật sư của cựu tổng thống Mỹ không có bằng chứng thực tế nào.

Hiện tại, nhóm pháp lý của ông Trump có thể tránh né yêu cầu chứng minh, với lý do không đủ cơ hội xem xét tài liệu bị thu giữ, hoặc không thể kết luận dựa trên danh sách thu giữ mà không có sự đối chiếu với tài liệu thực tế.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới, các luật sư dè chừng hơn khi đưa ra những giả thuyết này, tuyên bố vô căn cứ của họ sẽ ngày càng bị nghi ngờ.

Donald Trump anh 2

Dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida, nơi đặc vụ FBI thu giữ nhiều tài liệu mật vào ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Cựu Tổng thống Trump dường như cũng đã cẩn trọng hơn trước cáo buộc FBI ngụy tạo bằng chứng. Từ lâu, ông có ý định công bố cảnh quay từ camera an ninh trong cuộc khám xét tại dinh thự Mar-a-Lago.

Tuy nhiên, khi được Hannity hỏi về những đoạn phim này, ông Trump ngụ ý rằng ông không có cảnh quay trong các phòng liên quan.

Trong một phần khác của cuộc phỏng vấn được phát sóng vào tối 22/9, ông Trump từ chối khi được hỏi về việc phát hành đoạn phim, với lý do FBI yêu cầu ông bảo vệ danh tính các đặc vụ.

Tuy nhiên, khi Hannity lưu ý rằng ông có thể dùng kỹ thuật che mặt đặc vụ, ông Trump đã lảng tránh.

Nếu cựu tổng thống không có những cảnh quay này, điều đó chắc chắn sẽ càng chứng minh những tuyên bố của ông là vô căn cứ.

Các luật sư của ông Trump không được theo dõi cuộc khám xét của đặc vụ FBI. Tuy nhiên, họ khẳng định đã xem xét kỹ lưỡng tài liệu trước khi cuộc khám xét diễn ra. Điều đó có nghĩa họ có khả năng đối chiếu với danh sách thu giữ của FBI.

Song tương tự tuyên bố của ông Trump về việc giải mật, các luật sư buộc phải lựa chọn giữa những phương án tồi.

Một là ủng hộ các tuyên bố của thân chủ và đối mặt với vấn đề pháp lý nếu không thể chứng minh. Hai là quay lưng với thân chủ của mình. (Trước khi cuộc khám xét diễn ra, các luật sư của ông Trump vốn đã gặp rắc rối vì tuyên bố sai rằng họ đã nộp tất cả tài liệu theo yêu cầu).

Nếu trong quá khứ, họ lựa chọn phương án thứ nhất, lần này họ sẽ thay đổi. Và uy tín của ông Trump một lần nữa bị suy giảm đáng kể bởi đội ngũ pháp lý, cũng như vị chuyên gia đặc biệt mà ông đã lựa chọn.

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, tư gia cựu tổng thống bị khám xét FBI vẫn chưa lên tiếng dù đã 3 ngày trôi qua kể từ khi bất ngờ khám xét khu nghi dưỡng Mar-a-Lago tại bang Florida của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Yêu cầu mới từ thẩm phán Mỹ trong vụ FBI khám xét Mar-a-Lago

Thẩm phán Mỹ hôm 22/9 yêu cầu nhóm luật sư của ông Trump cung cấp bằng chứng cho thấy FBI đã "ngụy tạo" chứng cứ như cựu tổng thống từng tuyên bố.

Số tiền khó ngờ trong tháng 8 từ siêu ủy ban của ông Trump

Số tiền mà siêu ủy ban hành động chính trị MAGAA của ông Donald Trump vận động được đã chậm lại đáng kể. Đặc biệt, tổ chức này chỉ huy động được 40 USD trong tháng 8.

My khong kich tai Syria hinh anh

Mỹ không kích tại Syria

0

Ngày 23/12, quân đội Mỹ cho biết đã thực hiện một cuộc không kích tại Syria, tiêu diệt hai tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và làm bị thương một tay súng khác.

Hải Linh

Theo Washington Post

Bạn có thể quan tâm