Tuyến đường trục phía nam Hà Nội dài 41 km trị giá 6.600 tỷ thực hiện theo hình thức BT. Thành phố đã đổi 570 ha đất để đối ứng xây dựng nhưng con đường vẫn chưa hoàn thành.
|
Nằm ở phía nam của Hà Nội, tuyến đường Đoạn Kiến Hưng - Cầu Giẽ (thường được gọi là đường trục phía nam Hà Nội) được khởi công từ tháng 4/2008. Khi đó, chủ đầu tư cho biết thời gian hoàn thành toàn tuyến theo kế hoạch là sau 60 tháng. Đây là dự án được triển khai theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư. |
|
Điểm đầu của dự án giao với đường Phúc La - Văn Phú (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), điểm cuối giao với quốc lộ 1A thuộc xã Châu Can (huyện Phú Xuyên).
|
|
Dự án có chiều dài khoảng 41,5 km, chạy qua các quận huyện của thủ đô gồm quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa và điểm cuối là huyện Phú Xuyên. Diện tích chiếm đất toàn tuyến khoảng 245,7 ha. Tổng mức đầu tư ban đầu là 5.156 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình thực hiện).
|
|
Để hoàn vốn cho dự án, chủ đầu tư Cienco 5 được đối ứng 3 khu đô thị: Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng. Tổng số tiền sử dụng đất để hoàn vốn cho dự án đường trục phía nam tính theo hình thức hợp đồng BT là 6.586 tỷ đồng. Đến nay, tuyến đường mới hoàn thành đoạn đến huyện Thanh Oai với chiều dài chưa đến 20 km. Trong khi đó, các diện tích đất đối ứng rộng 570 ha đã được thanh toán cho nhà đầu tư. |
|
Trên các phần đất đối ứng, chủ đầu tư đã tiến hành chuyển nhượng, xây dựng chung cư, biệt thự liền kề để bán nhiều năm nay. Hiện tại, phần lớn diện tích đất đối ứng mà Cienco 5 được thanh toán đã chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Mường Thanh (95%). Hàng loạt dự án của Tập đoàn Mường Thanh đã xuất hiện dọc trục đường này như khu đô thị Thanh Hà A rộng 195,5 ha; Khu đô thị Thanh Hà B rộng 193 ha; khu đô thị Mỹ Hưng rộng 182 ha. |
|
Tổng 3 khu đô thị này rộng 570 ha. Với số tiền thanh toán là 6.586 tỷ đồng, tính ra, mỗi ha đất được định giá trung bình là 11,5 tỷ đồng (khoảng 1,15 triệu đồng/m2). Trong khi đó, chủ đầu tư Mường Thanh đã bán ra thị trường hàng nghìn căn hộ chung cư với giá khoảng 8-12 triệu đồng/m2. Nhiều phần diện tích được phân lô làm nhà liền kề và được bán 20-30 triệu đồng/m2. Có những lúc, thị trường "thổi" giá đất nền khu liền kề lên tới 50 triệu đồng//m2. |
|
Trong khi đó, được khởi công từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên đến nay tuyến đường trục phía nam Hà Nội vẫn chưa hoàn thành xong giai đoạn 1 với chiều dài chỉ 20 km. Mặt cắt ngang của tuyến đường rộng 40 m gồm 8 làn xe, tốc độ cho phép lưu thông 60 km/h.
|
|
Vỉa hè mỗi bên có chiều rộng từ 7 - 10 m, tuy nhiên một số đoạn vẫn chưa đậy nắp hố ga có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ.
|
|
Dải phân cách rộng 5-7 m, được trồng các loại cây đô thị như bàng lá nhỏ Đài Loan và cây cọ dầu.
|
|
Hiện nay tại một số đoạn công nhân vẫn đang hoàn thiện những hạng mục đơn giản như sơn vẽ vạch kẻ đường, cắt cỏ, dọn dẹp rác thải.
|
|
Đến nay sau hơn 10 năm thi công, điểm cuối của dự án mới chỉ dừng lại ở địa phận xã Liên Châu (huyện Thanh Oai), toàn tuyến vẫn chậm tiến độ hơn 20 km nữa và chưa biết đến khi nào mới hoàn thành. Theo kế hoạch, đây là sẽ tuyến đường kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía nam, đi các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, giúp giảm tải cho quốc lộ 1A cũ và quốc lộ 21B. |
|
Đoạn đường đã hoàn thành của dự án (màu đỏ). Ảnh: Google Maps. |
đường 5000 tỷ ở hà nội
Việt Linh
dự án
mường thanh
hạ tầng