Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đọc sách là đọc chính mình

Thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm cùng trang sách cũng là thời gian để phần Chậm trong suy nghĩ được sử dụng.

Những gì đã biết vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu trong thói quen suy nghĩ của chúng ta. Vì khi chúng ta quá quen thuộc với điều gì, chúng ta dễ dàng không nhận ra tổng thể và bản chất của điều đó.

Khi chúng ta biết rõ những gì chúng ta biết, điều này là ưu điểm tiếp cận khác nhau về mặt tâm lý, trình độ, kỹ thuật đọc, khả năng hồi tưởng và ghi nhớ thông tin khi đọc. Với văn bản mềm, cấu trúc thường “mềm”, ví dụ có tác giả lấy tên nhân vật chính cho từng chương, tác giả khác lấy chủ đề chính, hay lấy theo thứ thứ tự thời gian...

Với các văn bản cứng, cấu trúc thường “cứng”, ví dụ, một bài báo khoa học thường được viết theo cấu trúc IMRAD bốn phần, Introduction (Giới thiệu), Methods (Phương Pháp), Results (Kết quả), and Discussion (Thảo Luận). Bốn phần này lần lượt đi từ việc giới thiệu vấn đề, giới thiệu lý thuyết, cách người nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm ra kết quả và ý nghĩa của kết quả này.

Doc sach anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Andrea Piacquadio/Pexels.

Khi đọc văn bản mềm, chúng ta cảm nhận được hơi ấm của mặt trời và tiếng cười của trẻ nhỏ, trong khi đọc văn bản cứng, tất cả những gì chúng ta có thể cảm nhận được là sự khách quan, phức tạp và khoảng cách của người viết với những gì được viết ra.

Đọc văn bản mềm

Những tác phẩm văn học giúp chúng ta trân trọng ngôn ngữ, ý tưởng, tăng hiểu biết, phát triển tâm trí và cũng là một cách để thỏa mãn những nhu cầu tình cảm khác nhau bên trong chúng ta, giúp chúng ta có những giây phút nhìn cuộc sống qua con mắt người khác, và đối chiếu những hành động, tình cảm, động cơ, suy nghĩ của nhân vật văn học với bản thân mình.

Thế nên đọc sách cũng là đọc chính mình. Thời gian suy nghĩ, chiêm nghiệm cùng trang sách cũng là thời gian để phần Chậm trong suy nghĩ được sử dụng, thay vì nhanh chóng kết luận hay phán quyết về một cá nhân hay tình huống nhất định.

Đôi khi đọc, chúng ta có thói quen lật lại, vì thấy chưa rõ, hay quên, hay muốn nhớ kỹ. Theo học giả nghiên cứu thói quen đọc Harold Bloom, việc đọc và liên tục lật lại, thể hiện sự thiếu tự tin và tính cầu toàn muốn thâu tóm tất cả của người đọc. Bloom so sánh những người đọc lật-lại và những người đọc không-lật-lại, khả năng nhớ và hồi lại thông tin giảm đi khoảng từ 3 đến 7% khi không-lật-lại.

Một thói quen khác, là “nghe tiếng nói trong đầu”. Rất nhiều người trong chúng ta có thói quen tạo nên tiếng nói trong đầu khi đọc. Tiếng nói thầm này rõ ràng hơn khi chúng ta đọc thư, tin nhắn của người quen, cảm giác như họ đang nói hay đọc cho chúng ta nghe. Đây không phải là điều gì đáng lo ngại hay một thói quen cần từ bỏ.

Thực tế, ngay cả khi chúng ta đọc văn bản lên thành tiếng, ví dụ như ở tốc độ là 475 từ một phút, thì chúng ta vẫn hiểu được những gì chúng ta đọc oang lên. So với đọc thầm, thì đọc oang lên sẽ chậm hơn vì tốc độ đọc và hiểu bị ảnh hưởng bởi tốc độ di chuyển của cơ miệng.

Ngoài hai thói quen trên, chúng ta cũng thường vừa đọc vừa đoán trước; đọc một cách tập trung hay không; đọc và ép thời gian; cũng như sự tác động của hiểu biết và kiến thức nền khi đọc ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và hiểu nội dung.

Một cách để kiểm tra khả năng ghi nhớ và hiểu văn bản mềm sau khi đọc là cách dùng tháp nhận thức 6 tầng của Bloom. Benjamin Bloom (1956) đưa ra tháp 6 tầng nhận thức, từ kiến thức tiếp thu ở mức thấp nhất đến mức cao nhất. Đến năm 2000, để phù hợp hơn với mục tiêu giáo dục thời hiện đại (tập trung vào kết quả), Michael Pohl chỉnh sửa tên của tầng tháp từ danh từ sang danh động từ và có thay đổi một chút về thứ tự.

Sau khi đọc, hồi lại thông tin, như cây đọc của tôi dưới đây, chúng ta đi từ câu hỏi cái gì, tại sao và như thế nào, đến câu hỏi đánh giá (tốt hay xấu như thế nào) và do đâu mà chúng ta nói thế.

Đọc văn bản cứng

Một trong những cách định nghĩa đọc, với văn bản cứng, theo tôi là hội thoại tĩnh giữa Tôi (người đọc) và Tác Giả (người viết). Người đọc, với những gì đã biết, phong cách suy nghĩ, niềm tin, trình độ, hoàn cảnh, độ tuổi ảnh hưởng đến sự thu nhận thông tin từ người viết.

Kiều Hiếu/NXB Trẻ

SÁCH HAY