Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Độc đáo đội chiêng nữ Bahnar làng Leng

Xuất phát từ yêu cầu gìn giữ và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, đội chiêng nữ làng Leng thuộc xã Tơ Tung,huyện Kbang (Gia Lai) ra đời với 59 chị em trong làng tham gia.

Thành lập từ năm 2011, đến nay đội chiêng nữ làng Leng đã có hơn 60 người gồm 20 người đánh cồng chiêng, số còn lại múa xoang. Với đồng bào Tây Nguyên nói chung, phụ nữ đánh cồng chiêng là số hiếm, bởi đó là việc của đàn ông, cần sự khỏe khoắn, mạnh mẽ.
Thành lập từ năm 2011, đến nay đội chiêng nữ làng Leng đã có hơn 60 người gồm 20 người đánh cồng chiêng, số còn lại múa xoang. Với đồng bào Tây Nguyên nói chung, phụ nữ đánh cồng chiêng là số hiếm, bởi đó là việc của đàn ông, cần sự khỏe khoắn, mạnh mẽ.
Khác xa với sự mạnh bạo, khỏe khoắn của những tay chiêng đàn ông, cách cầm chiêng, cách gõ nhịp của những nữ nghệ nhân Bana duyên dáng và uyển chuyển.
Khác xa với sự mạnh bạo, khỏe khoắn của những tay chiêng đàn ông, cách cầm chiêng, cách gõ nhịp của những nữ nghệ nhân Bana duyên dáng và uyển chuyển.
Từ ba năm nay mỗi khi làng Leng có lễ bỏ mả, mừng lúa mới, giao lưu văn nghệ với các làng hoặc có các đoàn khách phương xa, các chị em cùng tập hợp và chơi chiêng.
Từ ba năm nay mỗi khi làng Leng có lễ bỏ mả, mừng lúa mới, giao lưu văn nghệ với các làng hoặc có các đoàn khách phương xa, các chị em cùng tập hợp và chơi chiêng.
Dù cầm chiếc chiêng cái to nhất trong dàn cồng chiêng, nặng gần chục ký, đôi chân chị Đinh Thị Jrech vẫn không hề lạc nhịp so với cả đội.
Dù cầm chiếc chiêng cái to nhất trong dàn cồng chiêng, nặng gần chục ký, đôi chân chị Đinh Thị Jrech vẫn không hề lạc nhịp so với cả đội.
Địa điểm thường biểu diễn cồng chiêng là nhà rông – linh hồn của buôn làng.
Địa điểm thường biểu diễn cồng chiêng là nhà rông – linh hồn của buôn làng.
Trở về với cuộc sống thường nhật, chị Đinh Thị Sách, một trong những thành viên múa xoang của đội công chiềng nữ tiếp tục công việc chăn bò vào mỗi buổi chiều.
Trở về với cuộc sống thường nhật, chị Đinh Thị Sách, một trong những thành viên múa xoang của đội công chiềng nữ tiếp tục công việc chăn bò vào mỗi buổi chiều.
: Ở làng Leng, các thành viên của đội chiêng nữ vừa giỏi làm rẫy vừa khéo tay dệt vải .
: Ở làng Leng, các thành viên của đội chiêng nữ vừa giỏi làm rẫy vừa khéo tay dệt vải .
Chị Đinh Thị Hlem (phải) và Đinh Thị Kyưt (giữa) - hai thành viên của đội chiêng nữ làng Leng đập trái bo bo để ủ rượu, chuẩn bị cho những dịp lễ hội của làng.
Chị Đinh Thị Hlem (phải) và Đinh Thị Kyưt (giữa), hai thành viên của đội đang đập trái bo bo để ủ rượu, chuẩn bị cho những dịp lễ hội của làng.
Bà Đinh Thị Bơn (65 tuổi) là một trong những thành viên cao tuổi nhất trong đội chiêng nữ nựng cháu gái 5 tháng tuổi.
Bà Đinh Thị Bơn (65 tuổi) là một trong những thành viên cao tuổi nhất trong đội chiêng nữ nựng cháu gái 5 tháng tuổi.
Sau mỗi dịp biểu diễn cồng chiêng, phụ nữ làng Leng cùng giã gạo để làm cơm chung vui
Sau mỗi dịp biểu diễn cồng chiêng, phụ nữ làng Leng cùng giã gạo để làm cơm chung vui
Một bé gái học tập cách chơi chiêng của các bà, các mẹ trong đội chiêng nữ làng Leng.
Một bé gái học tập cách chơi chiêng của các bà, các mẹ.
Già Đinh Jram, nghệ nhân chỉnh chiêng ở làng Leng kể: “Ngày xưa, phụ nữ Bahnar chơi chiêng nhiều lắm. Đến thời đánh Pháp, đánh Mỹ, dân làng phải di tản, cất giấu cồng chiêng trong khoảng thời gian dài. Rồi đến khi tiếng chiêng trở lại với buôn làng, không còn ai thấy phụ nữ đánh chiêng nữa…”.
Già Đinh Jram, nghệ nhân chỉnh chiêng ở làng Leng cho biết, ngày xưa phụ nữ Bahnar chơi trò này rất nhiều. Đến thời đánh Pháp, đánh Mỹ, dân làng phải di tản, cất giấu cồng chiêng trong khoảng thời gian dài. Rồi đến khi tiếng chiêng trở lại với buôn làng, không còn ai thấy phụ nữ đánh chiêng nữa.

Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm