Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh thu du lịch tăng gấp 4 lần

Trong 10 tháng năm 2022, ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ tiếp tục duy trì tăng trưởng. Hoạt động xuất, nhập khẩu cũng đạt kết quả tích cực, lạm phát được kiểm soát.

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong 10 tháng năm 2022 vẫn ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo báo cáo mới được Tổng cục Thống kê công bố, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2022 của nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi ở hầu hết ngành, lĩnh vực.

Kinh tế thế giới gia tăng khả năng suy thoái; lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Dù vậy, kinh tế - xã hội nước ta trong 10 tháng năm 2022 vẫn giữ vững sự ổn định, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,1%

Chăn nuôi phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng.

Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất (IIP) tháng 10 ước tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IIP của ngành chế biến chế tạo tăng 5,7%. Tính chung 10 tháng năm 2022, IIP tăng 9%, trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng khá so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt ở các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng IIP 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
NhãnĐồ uốngTrang phụcDa và các sản phẩm có liên quan Gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bệnMáy móc, thiết bị chưa được phân vào đâuThiết bị điện Giấy và sản phẩm từ giấy Phương tiện vận tải khácHoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệuSản xuất chế biến thực phẩm

% 31.519.217.717.316.312.610.810.610.29.6

Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành gấp 3,9 lần.

Hoạt động vận tải tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10 đạt 484.400 lượt người, tăng 12,1% so với tháng trước và gấp 45,9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 2,357 triệu lượt người, gấp 18,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Xuất siêu 9,4 tỷ USD

Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt được kết quả tích cực, cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 58,27 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2%.

Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Doanh nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Trong 10 tháng năm 2022, cả nước có 125.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1,379 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 835.000 lao động, tăng 34,3% về số doanh nghiệp, tăng 5,7% về vốn đăng ký và tăng 18% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng các năm 2018-2022
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
NhãnNăm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022

tỷ USD 15.116.2115.815.1517.45

Số doanh nghiệp tham gia thị trường 10 tháng năm 2022 đạt 178.500 doanh nghiệp, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 122.100 doanh nghiệp, tăng 25,8%.

Vốn đầu tư tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng năm 2022 ước tính tăng 20,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%, cao nhất của 10 tháng trong 5 năm qua.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,81% của bình quân 10 tháng năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 10 tháng năm 2020 (3,71%).

Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 2,14%.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Giá dầu thế giới trồi sụt mạnh

Lực mua và bán thay nhau chi phối thị trường dầu toàn cầu. Các nhà giao dịch năng lượng đang chuẩn bị cho một loạt sự kiện quan trọng diễn ra trong tuần tới.

Người Việt chuộng đặt đồ ăn, mua hàng online nhất

Thương mại điện tử có đóng góp quan trọng nhất cho nền kinh tế số Việt Nam. Người dùng chủ yếu sử dụng dịch vụ giao đồ ăn, mua sắm online.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm