Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nhân Việt nổi danh sau những vụ thâu tóm ồn ào

Trước khi triệu phú gốc Việt Chuc Hoang muốn mua lại công ty của "cha đẻ" tháp Eiffel thì nhiều doanh nhân khác đã ghi dấu trong những thương vụ thâu tóm ồn ào báo chí quốc tế.

Triệu phú gốc Việt mua lại công ty của "cha đẻ" tháp Eiffel

Trong một thông tin gây ồn ào thị trường cuối tuần qua, phụ trang của báo Le Monde (Pháp) đã đăng tải bài viết về triệu phú gốc Việt Chuc Hoang, người giàu thứ 176 của Pháp đang muốn thâu tóm công ty Société de la Tour Eiffel (Công ty Tháp Eiffel). Đây là công ty do kỹ sư Gustave Eiffel - cha đẻ của biểu tượng nước Pháp - thành lập năm 1889 để quản lý tháp Eiffel.

Ông Chuc Hoang là triệu phú gốc Việt tại Pháp, sở hữu 40 công ty, với giá trị tài sản khoảng 290 triệu EUR. Ảnh: Le Monde
Ông Chuc Hoang là triệu phú gốc Việt tại Pháp, sở hữu 40 công ty, với giá trị tài sản khoảng 290 triệu EUR. Ảnh: Le Monde

Với giá trị tài sản được một tạp chí của Pháp ước tính khoảng 290 triệu EUR, ông Chuc Hoang hiện nắm trong tay khoảng 40 công ty con, trong đó nổi bật là Eurobail, địa ốc Wilson và MI 29. Thương vụ mà vị triệu phú này dự định thực hiện có giá trị lên tới 250 triệu EUR, trong khi số cổ phiếu mà ông Chuc Hoang đang nắm giữ tại công ty này tính đến tháng 12/2013 đã có giá trị tới 105 triệu EUR.

Doanh nhân Sài Gòn mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

Sau một cuộc đấu giá công khai, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - Buford - đã thuộc sở hữu của doanh nhân Việt Phạm Đình Nguyên khi chấp nhận bỏ ra 900.000 USD để mua lại địa điểm độc đáo này. Cuộc đấu giá thu hút sự quan tâm của hàng loạt hãng tin quốc tế như BBC, CNN, Telegraph và nhanh chóng đưa tên tuổi cũng như hình ảnh của doanh nhân này ra thế giới.

Với việc mua lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với mức giá gần một triệu USD, doanh nhân U40 này cũng sở hữu một thương hiệu cà phê trên đất Mỹ.
Với việc mua lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với mức giá gần một triệu USD, doanh nhân U40 này cũng sở hữu một thương hiệu cà phê trên đất Mỹ.

 Không lâu sau khi mua lại Buford, ông Nguyên đã đổi tên thị trấn Buford PhinDeli, trong đó, PhinDeli là tên của thương hiệu cà phê phin mà doanh nhân này đưa vào thị trường Mỹ. Thừa nhận rằng người Mỹ có thể qua Buford PhinDeli chỉ vì tò mò xem "thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao", nhưng doanh nhân 40 tuổi nà cũng nhận định, sự hiếu kì của công chúng có thể là chìa khóa thành công của mình.

Nữ đại gia Việt mua khách sạn Hilton Opera trong âm thầm

Năm 2012, khi đọc những tờ giới thiệu về chủ đầu tư mới đặt ý tứ tại góc bàn của khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội, giới doanh nhân mới biết đến một trong những vụ thâu tóm lớn nhưng diễn ra âm thầm nhất trong ngành khách sạn của bà chủ tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga. Thương vụ được thực hiện từ năm 2009 khi một trong những cổ đông lớn nhất của Hilton Opera Hà Nội là VinaCapital bán lại 70% cổ phần khách sạn cho một đối tác giấu tên, trong khi phần còn lại của cuộc thâu tóm được hoàn tất vào vào những tháng đầu năm 2012 với sự rút lui của các chủ đầu tư Đức và Áo.

Được xem là một trong những nữ doanh nhân giàu có và quyền lực nhất tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga hiện sở hữu khách sạn 5 sao đình đám nhất Hà Nội là Hilton Opera.Anh: Forbes
Được xem là một trong những nữ doanh nhân giàu có và quyền lực nhất tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga hiện sở hữu khách sạn 5 sao đình đám nhất Hà Nội là Hilton Opera. Ảnh: Forbes

Con số chính xác của thương vụ này không được công bố, tuy nhiên, đó hẳn phải là một khoản tiền khổng lồ bởi VinaCapital từng tiết lộ rằng tỷ suất hoàn vốn của vụ chuyển nhượng lên tới 23%. Không những thế, tập đoàn BRG - chủ nhân mới của khách sạn 5 sao này - còn tự khẳng định được khả năng tài chính của mình khi sở hữu vốn trong hàng loạt doanh nghiệp đình đám, như ngân hàng, công ty chứng khoán, sân golf quốc tế...

Tỷ phú gốc Việt và thương vụ mua lại Dell

Vốn là một người Việt nổi tiếng tại phố Wall, doanh nhân gốc Việt Chính Chu sở hữu khối tài sản khoảng một tỷ USD ở tuổi 48. Vị này là giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone - tập đoàn từng có tham vọng thâu tóm Dell trong thương vụ trị giá khoảng 25 tỷ USD xôn xao báo giới quốc tế.

Khởi nghiệp tại Phố Wall, tỷ phú Việt Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD.
Khởi nghiệp tại Phố Wall, tỷ phú Việt Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD.

Thương vụ dự tính được thực hiện dưới sự chỉ đạo của tỷ phú Chinh Chu và một đồng sự khác ở Blackstone là David Johnson, cựu Giám đốc mua bán và sáp nhập tại chính tập đoàn máy tính Dell. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu báo cáo thị trường và xem xét các cơ hội phát triển của Dell, Blackstone và Chính Chu đã quyết định rút lui khỏi thương vụ này.

Chủ tịch Thiên Minh và vụ mua 6 khách sạn Hong Kong

Tháng 2/2011, chuỗi khách sạn và resort Victoria tại Việt Nam của Công ty EEM Victoria Hong Kong đổi chủ sau thương vụ mua bán kéo dài một năm cùng mức giá 45 triệu USD. Ông chủ mới của chuỗi khách sạn trải dài tại nhiều thành phố du lịch nổi tiếng cả nước là Chủ Tịch HĐQT Thiên Minh Trần Trọng Kiên, một doanh nhân Việt nổi tiếng trong ngành du lịch cùng các đối tác của ông.

Phi vụ mua lại chuỗi khách sạn Victoria mang đến doanh thu lớn cho Thiên Minh khi khối tài sản này tạo ra nguồn thu tới <abbr class=400 tỷ đồng ngay trong năm hoạt động đầu tiên. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn" />
Phi vụ mua lại chuỗi khách sạn Victoria mang đến doanh thu lớn cho Thiên Minh khi khối tài sản này tạo ra nguồn thu tới 400 tỷ đồng ngay trong năm hoạt động đầu tiên. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Mức giá 45 triệu USD thực chất chưa phải là toàn bộ chi phí mà Thiên Minh phải bỏ ra cho thương vụ này, bởi còn chưa tính đến phi giao dịch. Ngay cả người đã thực hiện vụ mua bán lịch sử ấy cũng từng tiết lộ rằng bản thân thấy sợ trong thời điểm Thiên Minh rót vốn vào thương vụ này, với lý do tài sản của công ty khi đó chỉ khoảng 500 tỷ đồng, số lượng nhân viên của hệ thống khách sạn mà Thiên Minh phải tiếp nhận là 1.250 người.

T.A (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm