Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu CB Insights đã đưa ra khảo sát trên khiến cộng đồng startup bất ngờ. Từ sự tự tin thái quá, nhiều doanh nhân chọn con đường bất chấp nhu cầu thị trường - trường hợp tạo nên 47% lý do thất bại.
Cũng từ xu hướng đó, nhiều người trẻ không tạo được mô hình hợp lý và không tham khảo ý kiến chuyên gia. Đó là 2 nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của doanh nghiệp startup. Khi quá tự tin và không chia sẻ ý tưởng, CEO khó lòng tìm được góp ý để hoàn thiện kế hoạch, dễ gặp thất bại trong kêu gọi đầu tư, góp vốn.
Với phần lớn doanh nghiệp, chia sẻ ý tưởng kinh doanh là hành động tối kỵ vì nỗi lo bị đánh cắp. Trên thực tế ý tưởng chỉ là hạt mầm, cần trải qua nhiều quá trình chăm bón, phát triển, tỉa gọt mới trở thành một kế hoạch kinh doanh thực tế, hiệu quả.
Ở Việt Nam, các chuyên gia MobiBiz.vn cho biết doanh nghiệp trẻ hiện nay không thiếu ý tưởng, vấn đề của họ là thực thi những gì nảy ra trong đầu. Mỗi tháng, chuyên mục Góc tư vấn của trang này nhận được khoảng 60-70 yêu cầu hỗ trợ. Thực trạng chung là họ gặp khó khăn trong phát triển ý tưởng, không biết nên làm gì ở những bước tiếp theo.
Để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp, bên cạnh tư vấn luật pháp, kinh nghiệm về tài chính, truyền thông, nhân sự các chuyên gia MobiBiz.vn đưa ra lời khuyên rằng doanh nghiệp nên cởi mở hơn trong việc chia sẻ ý tưởng. Người được chia sẻ có thể là bất cứ ai, một cá nhân thất bại sẽ giúp phát hiện rủi ro nhanh hơn và có lời khuyên thiết thực hơn.
Chia sẻ ý tưởng sẽ giúp quá trình thực thi diễn ra nhanh hơn. Ảnh: dynamis.
|
Đây cũng là quan điểm được nhiều nhà khởi nghiệp thành công đồng tình. Đơn cử như Kevin Siskar, Giám đốc của New York Founder Institute. Ông nhấn mạnh, các doanh nghiệp nên chia sẻ những ý tưởng hay thông tin mới về hoạt động của mình. Quá trình hoàn thiện sẽ được thúc đẩy tiến hành từ những người có cùng mối quan tâm.
Các chuyên gia MobiBiz cũng khẳng định, trong giai đoạn khởi đầu, đưa ra được ý tưởng thuyết phục sẽ mang đến cơ hội trực tiếp gặp gỡ đối tác, nhà đầu tư tiềm năng. Ví dụ như Evan Williams - đồng sáng lập Twitter, Medium và Obvious. Khi Obvious nghĩ đến việc xây dựng nền tảng Medium, ông cùng các đồng sự quyết định chia sẻ ý tưởng với bên thứ 3 và phối hợp với họ để phát triển sản phẩm theo cách tốt nhất có thể.
Bên thứ 3 này là công ty thiết kế Teehan + Lax, trong 6 tháng họ đã cử một nhóm nhân viên đến hỗ trợ ra mắt nền tảng và tiếp tục cập nhật trong những tháng tiếp theo. Nhờ đó Williams và những người khác tại Obvious có thể biến một thứ nảy ra trong đầu thành sản phẩm thú vị được nhiều người sử dụng.