Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp Nhật cần gì ở 'thị trường vàng' Việt Nam?

Sáng 28/11, 8 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đã cùng gặp gỡ với 30 DN Việt Nam trong sự kiện kết nối giao thương do Japan Circle và Tổng công ty Tín Nghĩa phối hợp.

Đa số các DN tham gia hoạt động trong các ngành nghề như gia công sắt thép, cơ khí, kinh doanh logistic, thiết bị nhựa…Trong đó, DN Nhật tìm kiếm đối tác Việt có khả năng gia công, cung cấp nguyên liệu. DN Việt cung cấp dịch vụ tương ứng có mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Bên cạnh giao lưu kết nối, gần 40 DN tham gia sự kiện cũng tham dự hội thảo chia sẻ về “Luật lao động và giấy phép lao động tại Việt Nam” do luật sư Manfred Otto, luật sư văn phòng Duane Morris trình bày.

Doanh nhân Trần Thị Minh Trang - CEO công ty TNHH Tư vấn Thương mại Việt Nhật, đơn vị tổ chức chương trình cho biết, quy định về tuyển dụng lao động Việt Nam là vấn đề được các DN Nhật đề nghị tìm hiểu nhiều nhất trong sự kiện giao thương lần này.

Luật sư Manfred Otto cho biết, trong hợp tác kinh doanh giữa DN hai nước, rào cản mà nhiều DN Nhật gặp phải hiện nay là “pháp luật Nhà nước đặt ra những quy định chung, song mỗi DN Việt Nam lại có những cách hiểu riêng về những quy định ấy, vì vậy các đối tác Nhật lung túng không biết nên làm thế nào”.

"Kế toán cũng là vấn đề các DN Nhật luôn thận trọng vì hiện tượng một DN có nhiều sổ kế toán cũng khá phổ biến tại Việt Nam”, theo luật sư Manfred Otto.

Trao đổi bên lề sự kiện, đại diện một tổ chức chuyên tìm kiếm đối tác Việt Nam cho các DN Nhật cho biết, hiện có khoảng 100 DN vừa và nhỏ của Nhật Bản hoạt động tại vùng Osaka có nhu cầu tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Các DN này phần lớn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kim loại và nhựa.

Theo ông này, yêu cầu mà các DN Nhật đặt ra là các DN có kỷ luật trong quy trình sản xuất, chất lượng các sản phẩm đồng đều với tỷ lệ trên 60% nhằm giảm chi phí đầu tư. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phải tập trung và nâng cao chất lượng hơn nữa. 

Vị này cũng cho biết, trong quá trình hợp tác với DN Việt, các DN Nhật gặp trở ngại chính từ việc không tìm được nhân sự đủ chất lượng để chuyển giao kỹ thuật. Giải pháp lựa chọn cho vấn đề này là các DN Nhật sẽ đưa nhân sự Việt Nam sang Nhật tập huấn về kỹ thuật, quản trị. Sau đó, các nhân sự này sẽ quay về Việt Nam để giữ các vị trí điều hành chủ chốt trong hợp tác giữa hai bên.

Việt Nam đang có lợi thế thu hút DN Nhật Bản hơn các quốc gia khác. Hiện tại dân số Nhật giảm nên sức tiêu dùng trong nước giảm vì vậy Nhật buộc phải hướng chiến lược kinh doanh ra nước ngoài.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan, Singapore là các nước đang có mức độ tăng trưởng cao nên giá các sản phẩm cũng cao. Trong khi đó các nước Lào, Campuchia thì vẫn còn kém phát triển, vì vậy Việt Nam thuộc nhóm "thị trường vàng" để Nhật đầu tư từ hợp tác sản xuất đến mở rộng thị trường kinh doanh.

Thị trường vàng nữ trang TP.HCM bị liệt phân nửa

Từ khi Thông tư 22 có hiệu lực đến nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng trang sức tạm ngưng hoạt động, thị trường vàng nữ trang tại TP HCM bị “liệt” phân nửa.

http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/doanh-nghiep-nhat-can-gi-o-thi-truong-vang-viet-nam/1085264/

Theo Lâm Nghi/ Doanh nhân Sài Gòn

Bạn có thể quan tâm