Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao người Ấn Độ ngày càng yêu vàng?

Trong 2 ngày qua, bà Neeta Malhotra đã phải chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng khác ở Mumbai để mua thật nhiều trang sức cho đám cưới con gái lớn sẽ tổ chức vào năm sau.

Bà Malhotra nói trong lúc làm thủ tục thanh toán tại cửa hàng: “Tôi đã đợi đến thời điểm này để có thể mua vàng trang sức cho đám cưới của con gái”. 

Nhưng tại sao bà ấy lại phải gấp rút mua nhiều trang sức đến vậy ngay bây giờ? Xét cho cùng thì đám cưới vẫn còn một năm nữa mới tới. Bà nói: “Đây là thời điểm tốt nhất để mua, hơn nữa giá vàng hiện giờ cũng đang thấp. Tôi không chắc sang năm sẽ mua được vàng với tỷ giá này”. 

Vàng là mặt hàng nhập khẩu thứ 2 tại Ấn Độ, chỉ xếp sau dầu thô.
Vàng là mặt hàng nhập khẩu thứ 2 tại Ấn Độ, chỉ xếp sau dầu thô.

Bà Malhotra cũng chỉ như hàng triệu người dân Ấn Độ khác, đều tập trung tại các cửa hàng trong 2 tuần qua để mua trang sức khi mùa lễ hội và mùa cưới đang tới. Giá trong nước thấp hơn 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ nhu cầu thế giới giảm và vì thế được kỳ vọng sẽ khiến doanh thu tăng mạnh năm nay.

Mùa lễ hội bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm nên đây là thời điểm quan trọng nhất để mua vàng ở Ấn Độ. Diwali - lễ hội ánh sáng diễn ra ngày 23/10 năm nay và hầu hết các đám cưới đều tổ chức vào thời gian này. 

Diwali - lễ hội ánh sáng do gần 800 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ tổ chức.
Diwali - lễ hội ánh sáng do gần 800 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ tổ chức.

Người ta thường tặng trang sức vàng làm quà cưới dù là tôn giáo nào. Các nhà phân tích cho biết giai đoạn này đem lại doanh thu gần 20% và Hội đồng vàng thế giới dự đoán Ấn Độ sẽ nhập 850 - 950 tấn vàng trong năm 2014. 

Rajesh Popley - Giám đốc tập đoàn Popley có các cửa hàng trang sức ở Mumbai và Dubai hy vọng doanh thu sẽ tăng lên 20-30% so với năm ngoái trong lễ hội Diwali này.

Thị trường vàng ở Ấn Độ chưa bao giờ hết nóng

Với cơn sốt vàng ở Ấn Độ, không ngạc nhiên khi đây là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai sau dầu thô.  Tổng lượng nhập khẩu vàng và bạc ở mức 55,7 tỷ USD trong năm tài chính 2012- 2013. Nhưng điều này lại tác động xấu đến thâm hụt tài khoản vãng lai - lỗ hổng giữa lợi nhuận xuất khẩu và chi phí nhập khẩu. 

Năm 2014, chính phủ đã nâng mức thuế nhập khẩu lên 10% để giảm nhập siêu. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải xuất đi 20% lượng hàng đã nhập. Những hạn chế này chủ yếu nhằm vào nguồn cung có giá nhập khẩu vàng và bạc giảm 40% (còn 33,4 tỷ USD) trong kỳ 2013 - 2014.  Tuy nhiên, theo Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, nhờ vậy mà nhập siêu đã rút lại còn 32,4 tỷ USD (trước là 87,8 tỷ USD) cùng kỳ.

Nhu cầu mua vàng vẫn sẽ tăng mạnh năm nay.
Nhu cầu mua vàng vẫn sẽ tăng mạnh năm nay.

Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Barclays Ấn Độ Siddhartha Sanyal nói rằng “Thâm hụt tài khoản vãng lai là vấn đề lớn đối với nền kinh tế, nhưng viễn cảnh giờ đây đã khác xa”. Ông Popley cho biết những điều luật này cũng làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ trang sức vàng. Đó là một bài toán khó cho ngành công nghiệp để biết xuất xứ nguồn vàng và là giai đoạn vất vả đối với người bán lẻ.

Buôn lậu vàng

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã thực hiện chiến lược với mức lợi nhuận thấp hơn để đối phó với vấn đề này - nhập trang sức trực tiếp thay vì đặt hàng từ Ấn Độ. 

Tháng 5 năm nay, Ngân hàng trung ương đã đơn giản hóa một số điều luật ví dụ như cho phép nhiều doanh nghiệp nhập vàng về bán. Điều đó khiến nền công nghiệp vàng dễ thở hơn khi tăng nguồn cung cho thị trường. 

Nhưng những hạn chế này cũng làm tăng nạn buôn lậu vàng trong nước. Truyền thông cho biết, khách du lịch đã dùng nhiều cách để mang được vàng vào Ấn Độ bằng đường chui như: giấu trong hành lý, trong quần áo các thỏi vàng và đồng xu vàng hay đeo trang sức và nói đó là đồ cá nhân… 

Một vài kẻ buôn lậu giấu trong nhà vệ sinh ở sân bay để đến lấy sau đó, có người còn đem bằng đường biển. Theo Hội đồng vàng quốc tế, hết năm nay sẽ có 200 tấn vàng được đem vào đất nước này qua đường buôn lậu.

Hội đồng vàng quốc tế nói rằng luật nhập khẩu đã làm nhiễu loạn thị trường.
Hội đồng vàng quốc tế nói rằng luật nhập khẩu đã làm nhiễu loạn thị trường.

Chuyên gia Marcus Grubb thuộc Hội đồng vàng quốc tế cho rằng luật nhập khẩu đã tạo ra 2 thị trường vàng ở Ấn Độ - một chính thức và một buôn lậu. Những hạn chế đã làm nhiễu loạn thị trường, khiến cung không đủ cầu. Việc này cũng ảnh hưởng xấu đến người bán lẻ - phải mất một khoản cho người mua vàng từ tay buôn lậu.

Các nhà phân tích mong việc mua vàng sẽ tốt hơn. Nửa cuối năm 2013, nhu cầu kim loại quý giảm do giá vàng tăng cao và do luật nhập khẩu. Nhưng xu hướng này đã thay đổi vào 3 tháng cuối. Tháng 9, nhập khẩu đột ngột tăng tên 3,7 tỷ USD trong khi năm ngoái chỉ ở mức 682,5 triệu USD.

Các nhà phân tích nói rằng chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Ấn Độ đang tăng.
Các nhà phân tích nói rằng chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Ấn Độ đang tăng.

Ông Rajesh Popley nói: “Thị trường vàng ở Ấn Độ chưa bao giờ hết nóng. Nó chỉ chìm một thời gian rồi lại nổi trở lại”. 

Sau một thời gian tạm lắng, nền kinh tế Ấn Độ đã bắt đầu cho thấy sự tiến bộ với các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng tăng, đó là lý do tại sao mọi người lại đổ xô đi mua nhiều hơn hẳn 8 hay 10 tháng trước. 

Marcus Grubb nhận định, các hộ giàu nhiều lên, tốc độ đô thị hóa và nền kinh tế phát triển hơn sẽ khiến nhu cầu mua vàng ở đây tăng mạnh trong 3-5 năm tới. Và theo xu hướng hiện nay thì dự đoán này không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tình yêu của người Ấn Độ với vàng sẽ chỉ ngày thêm sâu đậm.

Kiểu kinh doanh ngược đời của hãng hàng không số một ở Dubai

Trong các quảng cáo của Emirates Airlines không hề có thông tin về kích thước ghế ngồi hay loại sâm panh được phục vụ, mà tập trung vào yếu tố xa xỉ và dịch vụ đẳng cấp.

http://infonet.vn/tai-sao-nguoi-an-do-ngay-cang-yeu-vang-post147864.info

Theo Huỳnh Linh/ Infonet

Bạn có thể quan tâm