Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp nhà nước thành các con nợ lớn

Danh sách số nợ phải thu, phải trả của các doanh nghiệp nhà nước đang dày đặc, đặt ra câu hỏi về hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực được xác định là chủ đạo của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2013, có 796 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong số này có 8 tập đoàn kinh tế, 100 tổng công ty nhà nước (không bao gồm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam); 25 công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con (công ty mẹ - con); 309 công ty TNHH một thành viên độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; 354 công ty TNHH một thành viên độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.

Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là con nợ lớn của nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước vẫn là con nợ lớn của nền kinh tế.

Nợ phải thu

Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng nợ phải thu là 298.645 tỷ đồng (bằng 11,3% tổng tài sản), tăng 1,6% so với năm 2012. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2012, chiếm 3,46% tổng số nợ phải thu.

Trong danh mục nợ phải thu khó đòi, đứng đầu bảng là tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2.856 tỷ đồng); tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (890 tỷ đồng); tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (678 tỷ đồng); tổng công ty Lương thực Miền Bắc (430 tỷ đồng); tổng công ty Hàng hải Việt Nam (417 tỷ đồng); tổng công ty Đường sắt Việt Nam (307 tỷ đồng); tập đoàn Viễn thông quân đội (287 tỷ đồng)...

Còn theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu khó đòi là 4.482 tỷ đồng, tăng 7,7% so với thực hiện năm 2012, chiếm 1,87%/tổng số nợ phải thu. Trong số này, nợ phải thu khó đòi, theo báo cáo của công ty mẹ, là: công ty mẹ - tổng công ty Lắp máy Việt Nam (570 tỷ đồng); công ty mẹ - tổng công ty Cảng hàng không (354 tỷ đồng); công ty mẹ - tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (346 tỷ đồng); công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (309 tỷ đồng); công ty mẹ - tổng công ty Hàng hải Việt Nam (268 tỷ đồng)...

Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: công ty mẹ - tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (nợ phải thu 1.055 tỷ đồng, bằng 73%); công ty mẹ - tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 1.123 tỷ đồng, bằng 64,7%); công ty mẹ - tổng công ty Xây dựng Thăng Long (nợ phải thu 1.038 tỷ đồng, bằng 58,4%).

Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp. Các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.494 tỷ đồng (công ty mẹ: 7.211 tỷ đồng) dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Năm 2013, theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn,tổng công ty, tổng số nợ phải trả là 1,515 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 1,45 lần (có 41 tập đoàn,tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần).

Nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu

 

Năm 2013, theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn,tổng công ty, tổng số nợ phải trả là 1,515 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 1,45 lần (có 41 tập đoàn,tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần).

Nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng (ngân hàng và tổ chức tín dụng) của các tập đoàn, tổng công ty là 489.260 tỷ đồng, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2012.

Một số tập đoàn,tổng công ty có số nợ vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng tương đối lớn là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (163.063 tỷ đồng); tập đoàn Điện lực Việt Nam (78.583 tỷ đồng); tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (49.566 tỷ đồng); tổng công ty Hàng hải Việt Nam (47.627 tỷ đồng); tổng công ty Sông Đà (20.357 tỷ đồng); tổng công ty Xi măng Việt Nam (16.483 tỷ đồng)...

Nợ nước ngoài của các tập đoàn,tổng công ty là 325.936 tỷ đồng (vay ngắn hạn là 36.150 tỷ đồng; vay dài hạn là 289.785 tỷ đồng). Trong đó vay lại vốn ODA của Chính phủ là 125.061 tỷ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 122.543 tỷ đồng; còn lại các tập đoàn,tổng công ty tự vay, tự trả.

Báo cáo của các công ty mẹ, nợ nước ngoài là 194.500 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ - tập đoàn Điện lực Việt Nam là 114.577 tỷ đồng; công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là 17.653 tỷ đồng; công ty mẹ - tổng công ty Hàng không Việt Nam là 29.205 tỷ đồng; công ty mẹ - tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là 17.147 tỷ đồng; công ty mẹ - tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là 8.522 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất, hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tổng tài sản/tổng nợ phải trả) bình quân năm 2013 là 1,74 lần (công ty mẹ là 0,44 lần). Các chỉ số trên cho thấy các tập đoàn,tổng công ty đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay (tổng số vay nợ trong nước chiếm 43,23% tổng nợ phải trả). Báo cáo của công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 761.310 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2012. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 0,79 lần.

http://www.thesaigontimes.vn/123387/Doanh-nghiep-nha-nuoc-thanh-cac-con-no-lon.html

Theo Tư Hoàng/Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Bạn có thể quan tâm