Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp nhà nước cũng phải xây nhà xã hội

Lợi nhuận thấp, các doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng cần vào cuộc xây dựng, phát triển mảng nhà ở này.

Doanh nghiệp nhà nước cũng phải xây nhà xã hội

Lợi nhuận thấp, các doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng cần vào cuộc xây dựng, phát triển mảng nhà ở này.

> Nhà ở dưới 4 triệu đồng/m2 có khả thi?

Tuyên bố nói trên được ông Trịnh Đình Dũng đưa ra tại buổi ký kết chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược nhà ở để 2020 tầm nhìn 2030 diễn ra sáng nay (24/7) tại Hà Nội.

Lần này, các doanh nghiệp nhà nước gồm tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Xây dựng đều phải tham gia chiến lược nhà ở xã hội, ông Dũng khẳng định. Phía Bộ cùng với UBND TP Hà Nội sẽ nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Trong trường hợp các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ và thành phố, phương thức thực hiện thí điểm sẽ được tiến hành.

Người đứng đầu Bộ Xây dựng thông tin thêm, các loại nhà ở có thể sẽ được chia làm 2 loại: Nhà nước đầu tư 100% vốn và Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư. Những hình thức hỗ trợ có thể “đánh” vào tiền sử dụng đất, chính sách thuế, đầu tư hạ tầng bên ngoài để giảm giá thành 1 m2 xây dựng khiến người dân dễ tiếp cận nhà ở hơn, hỗ trợ giảm lãi suất tiền vay, xây dựng diện tích vừa và nhỏ.

Trao đổi bên lề phiên ký kết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chính trị, nên các đơn vị được chỉ đạo phải tham gia nghiêm túc, dù lợi nhuận có thể không cao so với đầu tư các phân khúc khác.

Ông Thảo nói thêm, những năm vừa qua, dù thành phố đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chiến lược phát triển nhà ở, nhưng vấn đề nhà ở đối với các khu đô thị lớn như Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn. “Về mặt số lượng chưa đáp ứng, cơ cấu cũng bất hợp lý là chưa cân bằng với đối tượng sử dụng. Trong khi nhà ở cho người thu nhập cao tương đối nhiều, còn cho đối tượng chính sách xã hội còn rất thiếu”, Chủ tịch UNBD TP Hà Nội nhận định.

Theo ông, bất cập trong chính sách xây dựng nhà ở xã hội hiện nay là vẫn phải theo thị trường, mà thị trường lại phụ thuộc vào giá cả, khả năng, sức mua của đối tượng đều khó khăn. Thành phố cùng Bộ Xây dựng sẽ phối hợp để xây dựng quy hoạch, chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn để vừa đảm bảo chất lượng mà giá thành vẫn hợp với đối tượng có thu nhập trung bình, thấp.

Cam kết từ nay đến năm 2015 mỗi năm xây được 2 triệu m2 sàn nhà ở, ông Thảo cho hay sẽ tích cực thu hút và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư mà vẫn đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội. Ông nói, lợi nhuận khi đầu tư nhà ở xã hội của doanh nghiệp có thể không nhiều, nên để thu hút, cần phải có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, chẳng hạn như phần hạ tầng.

“Chính sách phải dành cho tất cả doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng phải chia sẻ gánh nặng với Nhà nước cho nên đòi hỏi cái tâm rất lớn, sự chấp nhận cơ chế và hài hòa lợi ích”, ông Thảo bày tỏ. Cũng theo lãnh đạo TP Hà Nội, đối với người mua nhà, sự hỗ trợ về cơ chế chính sách trả chậm, phù hợp khả năng thanh toán… là cần thiết.

LAN ANH

Theo Infonet

LAN ANH

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm