Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp Mỹ tìm mua ghẹ Việt Nam để 'né' thuế cao

Mỹ tăng nhập ghẹ từ Việt Nam để thay thế nguồn cung sụt giảm từ Trung Quốc.

Mức thuế 25% với hàng nhập từ Trung Quốc đã gây thiệt hại cho toàn bộ hoạt động kinh doanh ghẹ của Mỹ. Tuy nhiên, quốc gia này có thể tìm kiếm nguồn cung ghẹ thay thế từ Việt Nam và các nước khác.

Hiện Trung Quốc có một dự án FIP phát triển ghẹ đỏ ở khu vực Phúc Kiến nhằm xây dựng nguồn cung xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu lớn là Mỹ. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng dự án FIP của Trung Quốc có thể trở nên vô nghĩa khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh áp thuế 25% đối với các mặt hàng thủy sản. Ước tính mặt hàng chịu ảnh hưởng gồm cá rô phi, cá ngừ, mực và ghẹ đỏ từ ngày 9/5.

My mua ghe Viet Nam de tranh thue anh 1
Mỹ đang có nhu cầu tiêu thụ ghẹ rất lớn, chuyển sang tìm kiếm nguồn cung từ Việt Nam và nhiều nước khác. Ảnh minh họa.

Với mức thuế suất 25% mới, mỗi container chở ghẹ hiện đã chịu gánh nặng thuế quan 100.000-125.000 USD. Cả hai mức thuế 10% và 25% đã gây thiệt hại cho toàn bộ hoạt động kinh doanh ghẹ đỏ của Mỹ.

Năm 2018, với mức thuế 10%, Mỹ cũng đã nhập khẩu gần 5.000 tấn ghẹ trị giá hơn 94 triệu USD của Trung Quốc. Con số này phản ánh sự gia tăng 30% về khối lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2017.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2019, Mỹ nhập khẩu 443 tấn ghẹ trị giá 10,5 triệu USD, giảm lần lượt 63% và 48% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, để đối phó với vấn đề thuế quan, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã tiếp cận Việt Nam như một nguồn cung ghẹ thay thế. Tuy nhiên Việt Nam không có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Mỹ.

Mỹ chỉ nhập khẩu 2.200 tấn ghẹ trị giá hơn 55 triệu USD từ Việt Nam trong năm 2018. Dù vậy, con số này đang tăng lên khi trong 3 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu 531 tấn ghẹ từ Việt Nam trị giá hơn 13 triệu USD, tăng hơn 10 triệu USD trong cùng kỳ năm 2018.

Chịu sức ép lớn, Samsung cắt giảm sản xuất smartphone tại Trung Quốc

Đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội từ các thương hiệu smartphone nội địa, Samsung buộc phải tiếp tục cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc.


https://plo.vn/kinh-te/doanh-nghiep-my-tim-mua-ghe-viet-nam-de-ne-thue-cao-838122.html

Quang Huy/Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm