Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp miền Tây tích cực hỗ trợ lao động hồi hương

Ngoài việc hỗ trợ tiền mặt và gói an sinh cho người dân hồi hương, các doanh nghiệp miền Tây tiếp tục liên kết với địa phương để tuyển dụng lao động.

Ngày 13/10, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức buổi họp mặt, đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch Covid-19.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, lãnh đạo các tỉnh thành khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp để bàn giải pháp khôi phục sản xuất, tuyển dụng lao động là những người hồi hương.

Trao đổi với Zing, ông Lê Chí Tôn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu, cho biết trước làn sóng lao động từ TP.HCM và các tỉnh hồi hương, Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long ở thị xã Giá Rai đã đề xuất giải pháp tiếp nhận người dân về quê.

Mạnh dạn tuyển lao động hồi hương

Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng tỉnh Bạc Liêu có hàng trăm công ty quy mô nhỏ, vừa và lớn. Chỉ cần 100 đơn vị mạnh dạn tuyển dụng thêm 20-100 lao động ở mỗi doanh nghiệp thì sẽ giải quyết việc làm cho 5.000-10.000 người về quê sau khi họ hoàn thành thời gian cách ly.

Đối với Thái Minh Long, công ty cam kết nhận 300 người sau khi lao động hoàn thành cách ly, có đủ sức khỏe với mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng. Nếu lao động chưa có tay nghề và muốn gắn bó lâu dài, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí.

Cac tinh mien Tay ho tro nguoi hoi huong anh 1

Ngoài Công ty Thái Minh Long, các doanh nghiệp thủy sản ở miền Tây đang lên kế hoạch tuyển lao động hồi hương. Ảnh: Nhật Tân.

Phản hồi đề xuất của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhận định doanh nghiệp có mô hình hay và nghĩa cử đẹp, giúp địa phương thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp thủy sản, UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nghiên cứu các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để đề xuất cấp trên quyết định.

Theo ông Lê Chí Tôn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu còn làm cầu nối cho các doanh nghiệp khác với những huyện, thành phố trong việc tuyển dụng lao động là những người hồi hương.

“Chúng tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất cho doanh nghiệp sau dịch Covid-19. Ban chỉ đạo này sẽ rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vì khi mở cửa trở lại các công ty rất cần vốn, lao động và nhiều thứ khác”, ông Lê Chí Tôn chia sẻ.

Hỗ trợ gạo, cá cho người hồi hương

Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết gần 2 tuần qua đã có khoảng 56.000 người từ TP.HCM và các tỉnh về quê. Ngành y tế đã sàng lọc được 504 F0 trong dòng người hồi hương. Trong đó, có 94 F0 trở về từ TP.HCM, còn lại là Bình Dương (226), Đồng Nai (67), Long An (114) và Đồng Tháp (4).

Theo ông Bình, địa phương đã đặt vấn đề với các doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng lao động trong việc phục hồi sản xuất. Tỉnh sẽ làm cầu nối để vừa giúp doanh nghiệp thu hút lao động, vừa giúp những người hồi hương tiếp cận việc làm đúng với tay nghề của từng cá nhân.

“Công ty Nam Việt chuyên nuôi trồng, chế biến cá da trơn đã hứa tiếp nhận 2.000 lao động hồi hương. Các doanh nghiệp khác liên quan đến may mặc, da giày cũng đang xem xét tuyển dụng lao động hồi hương có tay nghề để bắt tay ngay vào công việc sau khi đi làm", ông Bình nói.

"Doanh nghiệp nào nhận lao động chưa có chuyên môn thì sẽ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để đào tạo nghề”, ông Bình chia sẻ.

Cac tinh mien Tay ho tro nguoi hoi huong anh 2

CSGT dẫn đường cho người dân An Giang về quê. Ảnh: Tiến Tầm.

Đối với lao động hồi hương có đất đai, muốn làm kinh tế hộ gia đình sẽ được lãnh đạo tỉnh An Giang yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ gói tín dụng. Những gói tín dụng này ngoài giúp người dân còn hỗ trợ cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

“Cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh An Giang rất quan tâm hỗ trợ cho người dân về quê. Tôi vừa đi trao quà an sinh cho người dân ở các huyện, thị và thành phố trong tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ các địa phương 100 tấn gạo, 10 tấn cá và 12,5 tỷ đồng tiền mặt để các địa phương lo cho bà con hồi hương”, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ.

Trao đổi với Zing, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, cho biết địa phương đang lên kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp để tuyển dụng lao động hồi hương.

Trong buổi làm việc với chính quyền TP Sa Đéc và Sở Công Thương Đồng Tháp, ông Nghĩa đặt mục tiêu đến cuối năm, toàn tỉnh có ít nhất 400 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động với 45.000 lao động, công suất hoạt động tối thiểu 70% và ít nhất 90% trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống mở cửa trở lại.

Hiện, doanh nghiệp ở Đồng Tháp đã hoạt động trở lại gần 50%; siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đạt trên 70%.

Doanh nghiệp miền Tây lên kế hoạch tuyển lao động hồi hương

Nhiều doanh nghiệp cho rằng người dân miền Tây hồi hương là cơ hội để tuyển dụng lao động, giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều người né tránh cách ly khi về miền Tây, F0 tiếp tục tăng

Có người khai báo về Bạc Liêu, Cà Mau nhưng khi qua chốt kiểm soát, họ tách đoàn về nhà, né tránh cách ly, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bạc Liêu nới lỏng giãn cách toàn tỉnh

4 địa phương cuối cùng ở Bạc Liêu bắt đầu áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15. Hàng quán được phục vụ tại chỗ và một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ hoạt động trở lại.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm