Ngành du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 55% trong 3 năm 2016-2017-2018. Riêng năm nay, du lịch đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách, với tổng thu 620.000 tỷ đồng. Điều này sẽ tạo áp lực về hạ tầng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du khách, song hành cùng sự đổ bộ của hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn vào các địa phương giàu tiềm năng du lịch.
Thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc tế với kỳ vọng biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn như định hướng phát triển của Chính phủ. Trong đó, dự án NovaWorld Phan Thiết (tọa lạc tại xã Tiến Thành, Phan Thiết, Bình Thuận) có quy mô 1.000 ha được kỳ vọng bổ sung chuỗi tiện ích giải trí hiện đại cho địa phương.
Dự án bao gồm khoảng 1.000 tiện ích quy mô lớn như 2 sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế và quản lý thi công bởi huyền thoại golf thế giới Greg Norman; cụm công viên chủ đề, công viên nước; khu công viên biển (beach club) 16 ha; hơn 200 ha làm trung tâm huấn luyện các môn bóng đá, golf, tennis, bơi lội... theo mô hình học viện IMG ở bang Florida (Mỹ)... Ngoài ra, dự án có đa dạng sản phẩm để đầu tư như nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại (shophouse) với tầm nhìn hướng biển.
Dự án Novaworld Phan Thiết bao gồm đa dạng các sản phẩm như nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại - shophouse với tầm nhìn hướng biển. Ảnh: Novaland |
Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng dày đặc các tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí đã nằm ngoài khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành, vốn đã thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Theo báo cáo về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch của Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm 43% tổng số lao động du lịch, trong đó hơn một nửa không biết ngoại ngữ. Chất lượng thấp nên năng suất lao động ngành du lịch, khách sạn của Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia.
Điều này giải thích tại sao phần lớn nguồn nhân lực cấp cao trong ngành khách sạn tại Việt Nam hiện nay được “nhập khẩu” từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia. Để giải bài toán “cơn khát” nhân sự BĐS du lịch, một số doanh nghiệp đang triển khai hướng bền vững bằng cách tập trung vào khâu chuẩn bị nguồn nhân lực song hành với phát triển dự án.
Theo đại diện Tập đoàn Novaland, ước tính đến 2023 đơn vị này cần 40.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển BĐS du lịch. Riêng trong năm nay, Novaland đang triển khai kế hoạch tuyển dụng 2.800 nhân sự để bổ sung nguồn lực cho các dự án sắp tới.
Đến 2023, Novaland cần tới 40.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu của việc phát triển BĐs du lịch. |
"Chúng tôi đang có kế hoạch phát triển loạt dự án bất động sản du lịch tại các thành phố có tiềm năng lớn như Cần Thơ, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh... nên thực sự 'khát' nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết", ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Tập đoàn Novaland, chia sẻ.
Nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ổn định, dài hạn, Novaland đang tăng cường và phát triển nguồn lực qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, săn tìm nhân tài; áp dụng, vận hành sâu rộng công nghệ thông tin để đáp ứng kịp thời xu hướng 4.0 cũng như tốc độ phát triển của tập đoàn trong giai đoạn sắp tới như hệ thống ERP SAP, CRM… Cùng với đó, tập đoàn cũng ký kết với Đại học Hoa Sen, Đại học Phan Thiết để đào tạo nhân lực dài hạn.
Tập đoàn Novaland đang chiêu mộ hàng trăm vị trí lãnh đạo - quản lý cấp cao, để nắm giữ các vị trí trọng yếu như điều hành quản lý dự án, đầu tư phát triển các nhóm ngành dịch vụ du lịch.Ứng viên tham khảo chi tiết các vị trí tuyển dụng tại đây; hoặc nộp hồ sơ qua email: recruitment@novaland.com.vn; liên hệ hotline: 0902 960 132.