Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đoàn lân sư rồng bội thu tại hội rước lợn

Tối 3/3, hội rước lợn La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) trở nên náo nhiệt bởi sự xuất hiện của đoàn múa lân sư rồng. Sau các tiết mục biểu diễn, đội đến từng nhà để xin "lì xì" đầu năm.

Theo truyền thống, hội làng La Phù bắt đầu rước từ 18h (tối ngày 13 tháng giêng) . Đến 21h, 17 chú lợn đến từ các làng được đưa vào đình làng làm lễ tế. Mỗi xóm chọn một chú lợn để rước, thông thường mỗi chú nặng từ 250 kg - 300 kg.
Sự khác biệt năm nay với những năm trước là lễ hội có sự xuất hiện của các đội đội múa lân sư rồng chuyên nghiệp, đội múa đã thu hút sự chú ý của người dân bản địa và du khách thập phương.
Những màn cầm pháo bông biểu diễn hay, bật đèn led sáng quanh lưng rồng khiến nhiều người thích thú.
Sau mỗi lần biểu diễn, đội lại vào từng nhà để xin lộc đầu năm. Nhiều chủ nhà không ngần ngại mừng tuổi, có những người lì xì mệnh giá lớn từ 100.000 - 200.000 đồng.
Các đội múa lân sư rồng chủ yếu lựa chọn những nhà to đẹp để vào mừng xuân. Người phụ nữ này sau một hồi ngập ngừng...
... đã vui vẻ rút ví mừng tuổi.
Đi theo mỗi đội lân sư rồng là những ông Địa cầm hộp tiền. "Lễ hội của làng có sự xuất hiện của đội múa lân sư rồng, lại vào nhà tôi nên sẽ đem lại nhiều may mắn trong năm nay", một gia chủ chia sẻ.
Đội múa lân sư rồng lúc nào cũng phải cười tươi, đặc biệt là người cầm đầu.
Khá nhiều du khách thập phương lì xì lấy may đầu năm cho ông Địa mỗi khi ông đi qua.
Đội trống với các cô gái xinh đẹp đánh làm náo động những nơi đội lân sư rồng đi qua. Ngay cạnh đó là đoàn rước từ các thôn với kiệu hoa, kiệu lợn...
Khoảng 21h, bắt đầu chuyển từng chú lợn vào trong đình trước sự chứng kiến của các trưởng lão và đông đảo người dân.
 0h, nghi thức tế lễ bắt đầu. Nghi thức xẻ lộc cho tất cả hộ dân trong làng diễn ra lúc 6h sáng

Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm