Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều trị trĩ ở phụ nữ có thai và sau sinh

Mắc bệnh trĩ khi mang thai khiến người mẹ thêm đau đớn khó chịu, có những cách đẩy lùi nổi ám ảnh này mà không phải ai cũng biết.

Sinh nở là thiên chức mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Đó là niềm hạnh phúc khi được làm mẹ, được mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này.

Bệnh trĩ và quá trình sinh nở

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Mắc trĩ khi mang thai ảnh hưởng khả năng lao động của phụ nữ.
Mắc trĩ khi mang thai ảnh hưởng khả năng lao động của phụ nữ.

Phụ nữ mang thai nên tuân thủ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, để tránh bị trĩ. Khi đi đại tiện không ngồi lâu, không rặn nhiều, kiêng đồ ăn cay nóng, kích thích, tránh đồ ăn nhiều tinh bột, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn thức ăn nhuận tràng, tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.

Sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô, không nên dùng giấy. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì đó, nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.

Ăn nhiều chất xơ tránh táo bón.
Ăn nhiều chất xơ tránh táo bón.

Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ các thuốc chứa vi chất dinh dưỡng). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Phương pháp điều trị trĩ nên lựa chọn

Tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2, điều trị nội khoa (dùng thuốc) là phương pháp được lựa chọn. Trong điều trị nội khoa, cần giải quyết được 3 vấn đề:

- Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

- Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ.

- Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành.

Hiện nay, thế mạnh điều trị trĩ thuộc về các bài thuốc đông dược do giải quyết được cả 3 vấn đề trên, có tác dụng điều trị bệnh trĩ triệt để.

Mắc bệnh trĩ khi mang thai khiến người mẹ thêm đau đớn khó chịu. Vì tương lai của bé yêu, các bà mẹ cần điều chỉnh lối sống để tránh làm nặng thêm bệnh trĩ cũng như nên chữa trị triệt để ngay sau khi bé yêu ra đời.

 

Thuốc tiêu trĩ Safinar kết hợp các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với các dược tính thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ.

Chuyên điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, đi ngoài ra máu.

Thuốc sản xuất bởi Công ty Dược Trung ương Mediplantex, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ĐT:043.990.6195 - 3668 6226.

Website: tribenhtri.vn 

Sơn Trà

Bạn có thể quan tâm