Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều gì xảy đến với Djokovic ngày 10/1?

Phiên tòa sẽ quyết định liệu tay vợt số một thế giới Novak Djokovic bị trục xuất hay có thể ở lại Australia để tham dự giải tennis Australian Open.

Tòa án Australia vào sáng 10/1 (giờ địa phương) sẽ đưa ra phán quyết với trường hợp của Djokovic. Quyết định của tòa án có thể mang đến cơ hội bảo vệ chức vô địch Australian Open cho Djokovic, nhưng cũng có thể buộc anh phải về nước từ trước khi giải đấu khởi tranh.

Nếu phán quyết có lợi cho Djokovic, anh sẽ còn một tuần để chuẩn bị cho giải đấu. Ngược lại, nếu phán quyết bất lợi, anh đứng trước nguy cơ phải rời Australia ngay trong ngày 10/1, dù vẫn còn cơ hội tiếp tục kháng cáo.

Nếu Djokovic giành chiến thắng

Nếu thẩm phán Anthony Kelly - người phụ trách vụ việc của Djokovic - ra phán quyết thuận lợi cho tay vợt người Serbia, quyết định hủy bỏ visa đối với anh của chính phủ Australia sẽ bị vô hiệu, theo AFP.

Đây sẽ là một chiến thắng mang tính biểu tượng cho Djokovic - người công khai bày tỏ thái độ nghi ngờ vaccine.

Ngược lại, đây sẽ là thất bại đối với chính phủ Australia nói chung và Thủ tướng Scott Morrison nói riêng. Ông Morrison từng tuyên bố về trường hợp của tay vợt Serbia rằng “Luật là luật, đặc biệt khi vấn đề liên quan đến biên giới của chúng ta. Không ai được đứng trên luật pháp”.

Trong văn bản gửi lên tòa án, đội ngũ pháp lý của Djokovic muốn tay vợt này được “thả tự do ngay lập tức” không muộn hơn 17h ngày 10/1 (giờ địa phương). Họ cũng yêu cầu thẩm phán quyết định “sớm nhất có thể”.

phien toa cua djokovic anh 1

Quyết định có lợi của tòa án sẽ là chiến thắng mang tính biểu tượng cho Djokovic. Ảnh: The Age.

Tuy vậy, kể cả khi được phép ở lại Australia, thời gian chuẩn bị của Djokovic cho hành trình bảo vệ chức vô địch Australian Open cũng sẽ là rất ngắn. Giải đấu sẽ khởi tranh từ ngày 17/1, đúng một tuần sau phiên tòa.

Ngoài ra, chính phủ Australia cũng có quyền kháng nghị phán quyết của tòa án. Ông Christopher Levingston, chuyên gia luật di cư có 20 năm kinh nghiệm, nhận định Canberra chắc chắn sẽ làm vậy.

“Trong thời gian kháng cáo, ông Djokovic vẫn phải ở lại trung tâm giam giữ người nhập cư”, ông phân tích.

Nếu chính phủ Australia giành chiến thắng

Nếu tòa án phán quyết bất lợi cho Djokovic, chính phủ Australia có thể tìm cách trục xuất tay vợt số một thế giới sớm nhất có thể.

Ngày 6/1 vừa qua, tòa án Australia yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Karen Andrews tạm thời chưa trục xuất Djokovic khi anh này kháng án. Quyết định trên sẽ hết hiệu lực vào 16h ngày 10/1.

Ông Levingston cho biết lập luận của chính phủ dựa trên luật nhập cư của nước này. Ông tin tưởng Djokovic sẽ thất bại. Theo luật pháp của Australia, chính phủ chỉ cần đưa bằng chứng cho thấy sự hiện diện của anh “có thể hoặc sẽ” là mối đe dọa với sức khỏe, an toàn và trật tự của đất nước.

“Nếu anh ấy thua kiện, khả năng cao anh sẽ tiếp tục kháng cáo”, ông John Findley, chuyên gia về luật nhập cư, gia đình, kinh doanh và thuế, nói với AFP.

Trong trường hợp này, luật sư của Djokovic có thể lập luận rằng tòa có lỗi trong quá trình kết luận. Họ sẽ dẫn ra một số điều luật chưa được đề cập đến, ông Findley dự báo.

Tuy vậy, kể cả khi kháng án, Djokovic vẫn chưa thể được tự do, ít nhất là khi tòa án xem xét trường hợp của anh. Ông Levingston cho biết tòa án không có quyền yêu cầu chính phủ cấp thị thực để anh có thể chính thức nhập cảnh. Bộ Nội vụ Australia có thẩm quyền, nhưng ít có khả năng cơ quan này làm vậy.

phien toa cua djokovic anh 2

Khách sạn Park tại thành phố Melbourne, Australia, nơi Djokovic đang tạm trú trước khi phiên tòa diễn ra. Ảnh: Reuters.


Hoen ố hình ảnh

Dù quyết định của tòa án ra sao, một điều chắc chắn không thay đổi: Hình ảnh của Djokovic sẽ xấu đi trong mắt người hâm mộ tennis thế giới.

Từ trước tới nay, Djokovic thường phải sắm vai “kẻ phản diện” trong làng banh nỉ thế giới. Một số ý kiến bênh vực, cho rằng lỗi không hoàn toàn do anh. Tuy vậy, chính cá tính mạnh mẽ và các quyết định gây tranh cãi khiến Djokovic chưa thể được yêu mến như Nadal hay Federer.

Vụ việc tại Australia như “giọt nước làm tràn ly”. Việc Djokovic lựa chọn không công khai tình trạng tiêm chủng để thi đấu khó có thể được người Australia - những người phải sống cùng các biện pháp hạn chế phòng dịch khắt khe trong thời gian dài - chấp nhận.

Ngay sau khi thông tin Djokovic được miễn trừ y tế để tham dự Australian Open, mạng xã hội Australia “dậy sóng” với các bình luận phản đối. Nhìn chung, Djokovic trở thành người “không được chào đón” ở xứ sở chuột túi.

“Djokovic không bị giam giữ tại Australia”, Bộ trưởng Nội vụ Australia Karen Andrews nói. “Anh ấy có toàn quyền rời đất nước, vào bất cứ thời điểm nào mà anh ấy chọn. Lực lượng biên phòng sẽ tạo thuận lợi cho điều này".

Diễn biến mới vụ Djokovic bị hủy visa ở Australia

Tòa án liên bang Australia đã bác bỏ đề xuất của chính phủ nước này về việc hoãn phiên điều trần liên quan đến visa của Djokovic thêm hai ngày.

Sự cố Djokovic phơi bày mặt tối của Australia

Việc Djokovic bị đưa tới khách sạn Park, nơi dành cho người nhập cư bị quản thúc ở Melbourne, đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế về hoàn cảnh sống "như tra tấn" của cơ sở này.

Việt Hà

Theo AFP

Bạn có thể quan tâm