Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều bất thường ở Phố Wall

Những thông tin tích cực trong nền kinh tế thường sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục thắt chặt chính sách tài khóa, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Báo cáo việc làm vẫn tăng trưởng, dữ liệu sản xuất vẫn mạnh mẽ, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục ổn định. Tất cả những điều trên đều thể hiện rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nước Mỹ công bố những thông tin tích cực, Phố Wall lại trở nên hoảng loạn.

Vậy tại sao tin tốt với nền kinh tế lại bị Phố Wall coi là tin xấu?

Để giải thích cho điều này, CNN dẫn lời ông John Leer - nhà kinh tế trưởng tại Morning Consult - cho biết: “Khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, đặc biệt là đối với những tăng trưởng trên thị trường lao động, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chịu thêm áp lực và buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát”.

pho Wall anh 1

Những tin tốt đối với nền kinh tế thường là tin xấu với thị trường chứng khoán Phố Wall. Ảnh: The Balance.

Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc các đợt tăng lãi suất của Fed có thể không mang lại tác dụng như mong đợi, và Chủ tịch Jerome Powell cùng các đồng nghiệp có thể sẽ phải áp dụng các chính sách tài khóa thắt chặt lâu hơn. Bên cạnh đó, lãi suất tăng là một tin xấu đối với thị trường chứng khoán vì chúng ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Phố Wall cũng đặc biệt nhạy cảm với những số liệu việc làm tích cực, vì một thị trường có số liệu việc làm mạnh mẽ (tốt cho nền kinh tế thực) sẽ khiến lạm phát tăng nhanh hơn (không tốt cho Phố Wall). Được biết, nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 đã tạo ra 4,5 triệu việc làm - nhiều thứ 2 trong lịch sử - và vẫn còn hơn 10 triệu vị trí đang tuyển dụng.

Đối với các nhà đầu tư, kịch bản hoàn hảo là một thị trường việc làm mạnh mẽ nhưng phải đang có dấu hiệu hạ nhiệt chứ không tăng trưởng.

Ví dụ, vào tháng 12/2022, báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy nước này vẫn có thêm 223.000 việc làm mới nhưng đây lại là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2020. Tiền lương trong tháng này cũng chỉ tăng 4,6% theo cơ sở hàng năm, mức tăng chậm nhất kể từ 8/2020.

Những thông tin trên tuy không tốt đối với nền kinh tế, nhưng Phố Wall lại cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của Fed đã bắt đầu mang lại kết quả.

Hiện tại, mức tăng trưởng tiền lương tại Mỹ đang khá mạnh, và nhiều người lo ngại rằng tăng trưởng tiền lương quá nhanh sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn. Do đó, ông Leer cho rằng "Fed sẽ tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu thuê thêm người lao động và khiến giá trị tiền lương thực tế đi xuống, giúp lạm phát hạ nhiệt và giữ giá ổn định cho các mặt hàng”.

Theo CNN, Fed đang rơi vào thế khó vì vừa phải cân bằng giữa việc kìm hãm lạm phát đồng thời lại không đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

pho Wall anh 2

Fed đang rơi vào thế khó khi phải cân bằng giữa khả năng suy thoái kinh tế và khả năng hạ nhiệt lạm phát. Ảnh: AP.

Các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong nền kinh tế cũng là một biến số khó nhằn, vì một số thông tin có thể mang ý nghĩa tích cực với người này nhưng lại là tin xấu với người khác.

Ngoài ra, một loạt khó khăn như đại dịch Covid-19 có thể bùng trở lại, xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine, tình trạng thiếu lao động và chuỗi cung ứng hỗn loạn… cũng làm cho các quan điểm thông thường về kinh tế lung lay.

Lịch sử cũng khó có khả năng soi đường để vượt qua những khủng hoảng này, và bất cứ giải pháp nào được đưa ra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tin xấu với USD

Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt, gần đây nhất là báo cáo về thu nhập của người Mỹ. Điều đó có thể tác động tới các động thái tiếp theo của Fed.

Fed có thể vẫn giữ lãi suất ở mức cao

Trong cuộc họp gần nhất, các quan chức Fed cam kết chống lạm phát và dự định duy trì lãi suất ở mức cao cho đến khi có bước tiến mới trong cuộc chiến với lạm phát.

Lý do Phố Wall lại dự đoán sai lãi suất và lạm phát năm 2022

Các chuyên gia Phố Wall đã tin rằng lạm phát sẽ giảm dần và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ở mức thấp trong năm 2022. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm