Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điện thoại vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Nhóm hàng điện thoại và linh kiện đã trở thành mặt hàng có tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay.

Điện thoại và linh kiện chiếm 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 11 tháng đầu năm. Ảnh: Vũ Đức.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong 11 tháng đầu năm, ước tính Việt Nam đã xuất khẩu 55,4 tỷ USD điện thoại và linh kiện các loại, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả như trên, điện thoại và linh kiện tiếp tục duy trì vị thế là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 11 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng điện thoại và linh kiện sang các thị trường chủ yếu đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Trong số đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Hàn Quốc cũng đón nhận 4,4 tỷ USD điện thoại và linh kiện từ Việt Nam trong cùng kỳ, tăng 10,8% so với năm 2021.

Nhìn lại giai đoạn hơn 10 năm vừa qua, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận.

Các sản phẩm chủ lực của ngành bao gồm điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học… đã giúp điện thoại và linh kiện vươn lên trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2013.

Nếu ở năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 2,3 tỷ USD, chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì trong giai đoạn 2011-2021, nhóm hàng nói trên đã liên tục sở hữu tốc độ tăng trưởng khá tốt.

Nhóm hàng điện thoại và linh kiện tăng trưởng tốt
Mức tăng trưởng về giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trong giai đoạn 2011-2021 (Số liệu: Tổng cục Thống kê)
Nhãn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 (Sơ bộ)
Mức tăng trưởng % 177.2 99.3 66.7 10.9 28.3 14.1 32.2 8.6 4.9 -1.5 12.4

Cụ thể trong suốt giai đoạn nói trên, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chỉ một lần sụt giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020 do những ảnh hưởng của đại dịch. Còn lại, nhóm hàng này tăng trưởng dương đều đặn qua từng năm, trung bình 34% với mức tăng cao nhất 177,2% được ghi nhận hồi năm 2011.

Đáng chú ý, chỉ riêng trong giai đoạn 4 năm từ 2010 đến 2013, giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện đã tăng 9,2 lần.

Mức tăng trưởng này đã đưa điện thoại và linh kiện trở thành nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, đồng thời duy trì liên tục vị thế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ năm 2013 đến nay.

Bên cạnh điện thoại và linh kiện, nhóm hàng máy tính và thiết bị điện tử cũng ước đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 50,5 tỷ USD sau 11 tháng đầu năm.

Như vậy theo ước tính của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã thu về gần 106 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm từ việc xuất khẩu nhóm hàng điện thoại, máy tính, linh kiện và thiết bị điện tử.

Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.

Việt Nam thu hơn 52 tỷ USD nhờ xuất khẩu điện thoại

Theo số liệu mới được Tổng cục Hải quan công bố, lũy kế tới nửa đầu tháng 11, điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 52 tỷ USD.

Điện thoại Xiaomi được sản xuất ở Việt Nam

Đối tác chế tạo của Xiaomi mở nhà máy tại Việt Nam, chế tạo smartphone phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phúc Hậu

Bạn có thể quan tâm