Vợ chồng doanh nhân đầu tư trăm tỷ đồng để xây điện thờ dòng họ ở Hà Tĩnh thu hút sự chú ý của nhiều người bởi vẻ uy nghi, hoành tráng bên trong.
Đền thờ Trần Triều Điện xây dựng từ tháng 4/2014 tại làng Kiều Lĩnh, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, (Hà Tĩnh) trên diện tích 5.000 m2.
Đền thờ dòng họ được đầu tư với số vốn gần 200 tỷ đồng với tổ hợp công trình được thiết kế theo kiến trúc tân cổ giao duyên, với vẻ tráng lệ, linh thiêng.
Toàn bộ chi phí xây dựng được vợ chồng một doanh nhân là người trong xã, nay sống ở TP Vinh (Nghệ An) tài trợ.
Khuôn viên đền thờ nhìn từ trên cao xuống.
Đền thờ xây dựng để thờ phụng cha ông tổ tiên, những người họ Trần thành đạt, có công với nước.
Cổng Tam quan (Đại Tiền Môn) cấu trúc bằng gỗ, được lợp mái ngói đao cong, long phượng đắp nổi uốn lượn ngoảnh mặt ra cánh đồng.
Năm 2016, công trình này hoàn thành, được bàn giao cho ban chấp hành họ Trần ở Hà Tĩnh quản lý.
Khuôn viên của Trần Triều Điền gồm hơn 15 hạng mục chính, trong đó có 3 tòa nhà lớn là Đệ Nhất Điện, Đệ Nhị Điện và Đệ Tam Điện tương ứng với Phật đường, Thánh đường và Từ đường. Các tòa được phân cấp hai tầng, thiết kế theo kiến trúc xưa.
Lối đi vòng phía sau điện được làm vòm mái với hàng cột lớn. Khuôn viên ba khu nhà được chăm sóc bởi hai 7 sư thầy cùng hai phật tử là con cháu dòng họ Trần đảm nhiệm.
Bậc thang dẫn lên các tòa điện được làm bằng đá trắng, chạm khắc hoa văn, rất vững chắc.
Bên trong các điện được bài trí thể hiện sự nguy nga, tráng lệ. 22 pho tượng uy linh được đúc bằng đồng nguyên chất, dát vàng 4 số chín.
Đặt phía dưới các vị vua, tướng lĩnh có công với đất nước còn có bức tượng bằng đồng đúc hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lĩnh tài ba của Việt Nam.
Các tòa điện lớn được trụ vững bởi những cây cột cao lớn, thiết kế , chạm khắc nổi cầu kỳ. Những cặp lục bình to lớn được làm bằng gỗ và đá màu nguyên khối.
Hương án thờ phụng được trang trí những bình hoa, lá sen thiết kế tinh xảo, phối cảnh chủ yếu bằng gỗ và đồng dát vàng.
Mõ gỗ chạm khắc song ngư được đặt cạnh những đèn hoa, lục bình bằng đá màu nguyên khối.
Những bản sắc phong vua ban in hình rồng được đặt trong khung gỗ sơn son thiếp vàng, mặt trước gắn kính.
Phía Tây điện thờ là vườn cây cảnh cùng giếng ngọc được chạm khắc hoa văn tinh xảo, có nơi đặt hương án. Nước trong giếng chỉ được dùng để lau chùi án thờ và rửa hoa quả, đồ cúng thờ.
Cạnh đó có một dãy núi đá nguyên khối, có hình con rồng uốn lượn vắt ngang. Đây được xem là điểm tựa của những cung điện thờ, biểu đạt thế vững chắc vĩnh cửu của Việt Nam Trần Triều Điện.
Khuôn viên đền còn có một số kiến trúc khác như cổng Tam Quan, tượng Quan Âm, lầu chuông, quả cầu phong thủy...
Phía tây điện thờ có một tòa tháp 9 tầng, cao 16 m. Theo các phật tử ở đây, mỗi công trình là một hình mẫu kỳ mỹ, hội tụ và tỏa sáng cốt cách tâm hồn Việt, hiển hiện rõ thực mà như trong mơ. Những nghệ nhân xây dựng là người có bàn tay khéo léo có dịp phô diễn tài năng, thể hiện tâm đức.
Họa tiết hoa văn, con giáp, long ly quy phượng được thiết kế trên mái các tòa điện thể hiện sự cầu kỳ.
Đền thờ Trần Triều Điện có thể được xem là lớn nhất trong các đền thờ ở Hà Tĩnh. Dọc bờ tường bao quanh điện thờ được trồng nhiều cây cảnh, tùng cúc, hoa cỏ các loại.
Lãnh đạo UBND huyện Thái Thụy sẽ yêu cầu gia đình bà Nhỡ di dời đôi rồng và đôi lục bình vào phía trong để tránh ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên quốc lộ 37.
Ngôi đền 400 năm tuổi thờ tướng quân Tokugawa nằm giữa rặng thông cao vút tại thành phố Nikko (cách Tokyo 2 giờ tàu), tỉnh Tochigi, ẩn chứa bí ẩn về thời kỳ Mạc phủ.