Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Diễn biến mới vụ đọ súng với băng đảng Brazil làm 25 người chết

Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc chỉ trích mạnh mẽ một cuộc đột kích của cảnh sát đối với tội phạm ma túy ở Rio de Janeiro, khiến 25 người thiệt mạng.

Cảnh sát đọ súng với băng đảng ma túy ở Brazil, 25 người chết Ít nhất 25 người thiệt mạng hôm 6/5 trong vụ đọ súng giữa cảnh sát và băng đảng buôn ma túy tại Rio de Janeiro, Brazil.

Các cảnh sát này bị cáo buộc sử dụng bạo lực và hành quyết ngoài tư pháp.

Cư dân của Jacarezinho, một trong những khu ổ chuột lớn nhất thành phố, nói rằng cảnh sát đã giết đối tượng tình nghi, bất chấp việc họ muốn đầu hàng. Cảnh sát cũng được cho là xâm nhập nhà riêng mà không có giấy khám xét.

Cảnh sát đã phủ nhận các cáo buộc trên.

Cuộc đột kích này được BBC nhận xét là chiến dịch “đẫm máu nhất trong lịch sử thành phố”. 25 người đã thiệt mạng trong vụ truy quét, bao gồm một cảnh sát.

Rio de Janeiro được xem là một trong những thành phố bạo lực nhất của Brazil, theo BBC. Nhiều khu vực rộng lớn ở thành phố này nằm dưới sự kiểm soát của tội phạm, trong đó có các băng nhóm buôn bán ma túy khét tiếng.

Canh sat Brazil ban toi pham tre em anh 1

Hai cảnh sát đang tập kích trước một ngôi nhà. Ảnh: AFP.

Cuộc đột kích có sự tham gia của khoảng 200 cảnh sát, một máy bay trực thăng bọc thép và một tay súng bắn tỉa.

Đầu ngày 6/5 (theo giờ địa phương), cảnh sát ập vào một khu ổ chuột do băng Comando Vermelho (hay Red Command) kiểm soát. Đây là một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất Brazil.

Máy ghi hình trên trực thăng đã quay được cảnh những đối tượng tình nghi có vũ trang nhảy xuống từ các mái nhà. Một số video do người dân quay lại được đăng trên mạng xã hội cho thấy hai bên cảnh sát và tội phạm đọ súng dữ dội. Cảnh sát xông vào nhà của tội phạm và sử dụng bạo lực quá mức.

“Có mấy đứa nhóc bị dồn vào trong nhà và ra hiệu muốn đầu hàng. Tuy nhiên, cảnh sát muốn giết chúng. Họ thậm chí đã giết một số người trước mặt chúng tôi”, một người dân kể.

Trong một video khác, một người dân quan sát thấy cảnh sát đứng cạnh một ngôi nhà. Người dân này nói: "Họ đang dồn (các nghi phạm) vào chân tường. Họ không muốn để mấy đứa nhóc kia đầu hàng".

Luật sư bào chữa hình sự Maria Júlia Miranda đã đến hiện trường sau cuộc đột kích và mô tả “có rất nhiều vũng máu, và tường thì đầy vết đạn”.

Cô cho biết cư dân kể rằng một nghi phạm đã bị giết trong phòng ngủ của một bé gái tám tuổi. Trên sàn và giường của cô bé đều có vết máu. Gia đình này đã chứng kiến vụ hành quyết.

Các nhóm nhân quyền, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết họ cũng đã nhận được báo cáo và hình ảnh từ người dân.

Canh sat Brazil ban toi pham tre em anh 2

Cư dân ở Jacarezinho biểu tình vào ngày 6/5, sau cuộc đột kích của cảnh sát. Ảnh: AFP.

Jurema Werneck, giám đốc điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế Brazil, cho biết: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc lực lượng an ninh tiếp tục vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy”. Ông gọi đó là một "vụ thảm sát".

Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập.

Cảnh sát cho biết họ đã phát động chiến dịch gồm 21 lệnh bắt giữ sau một năm điều tra băng đảng này. Họ cho rằng băng nhóm tội phạm này đang tuyển mộ trẻ em.

Viên chức bị giết là thanh tra Andre Leonardo de Mello Frias. Cảnh sát vẫn chưa xác định được các nghi phạm bị giết nhưng cho biết 6 người khác đã bị bắt.

Phó cảnh sát trưởng Rodrigo Oliveira bảo vệ hành động của cảnh sát, nói rằng các sĩ quan chỉ tự vệ. "Vụ hành quyết duy nhất diễn ra là đối với viên cảnh sát”. ông nói.

Đoàn xe cảnh sát Mexico bị phục kích, 13 người chết

Các cuộc tấn công vào cảnh sát Mexico thường xuyên diễn ra trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải chống chọi với nhiều băng đảng ma túy và tổ chức tội phạm nguy hiểm.

Cảnh sát Brazil vác rìu đột kích hộp đêm có 600 người đang thác loạn

Cảnh sát dùng rìu, súng trường đột kích hộp đêm ở Brazil, nơi khoảng 600 người đang tụ tập bất hợp pháp trong khi Sao Paulo đang áp dụng lệnh phong tỏa xã hội vì đại dịch Covid-19.

Hồng Ngọc

Theo BBC

Bạn có thể quan tâm