Thủ tướng Ấn Độ cho biết, ông sẽ gặp nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg trong chuyến thăm tiếp theo tại Mỹ. Được biết, Mark đã mời ông Modi tham quan trụ sở Facebook tại Palo, California vào ngày 27/9, theo World Street Journal.
Trước đó, Giám đốc điều hành Facebook đã đăng tải một video miêu tả sơ qua về trụ sở làm việc. Đó là một văn phòng rộng rãi và thoáng mát với diện tích 3,6 ha. 2,800 nhân viên của Facebook được làm việc trong một môi trường mở. Mark cho rằng, với môi trường này, mọi người sẽ cùng nhau trao đổi công việc một cách tự do, thoải mái và đặc biệt sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo.
CEO Facebook không có phòng làm việc là bàn làm việc của anh giống với tất cả các nhân viên khác. Ông chủ Facebook cho rằng, như vậy, anh có thể theo dõi và quan sát các nhân viên.
Thủ tướng Narendra Modi từng gặp Mark Zuckerberg vào tháng 8 khi anh đến thủ đô New Delhi. Tất nhiên, cuộc họp “Thung lũng Silicon” này đơn thuần chỉ để gặp gỡ và chụp hình, nhưng nếu hai con người “vĩ đại” này ngồi lại trò chuyện với nhau thì chắc chắn sẽ nhận ra những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên. Dưới đây là sẽ một số thông tin có thể chúng ta chưa biết về điểm hai người đàn ông quyền lực này:
Cả hai đều quản lý cuộc sống của 1 tỷ người
Chính Thủ tướng Modi và giám đốc Zuckerberg là người quản lý cuộc sống của hơn 1 tỷ người. Facebook có trên 1 tỷ người đăng nhập mỗi ngày trong tháng 8 còn ông Modi có nhiệm vụ duy trì một nền dân chủ của hơn 1,2 tỷ dân.
Đều giống như là những nhà truyền giáo trên Internet
Họ đều cố gắng để hàng triệu người tiếp cận với Internet. Thủ tướng Ấn Độ muốn 600 triệu dân ở những vùng nông thôn có thể sử dụng các dịch này và coi đó là chiến dịch. Tuy nhiên, tiến trình phát triển còn chậm, chỉ có 1% người dân tiếp cận vơi các chương trình này để kết nối toàn cầu.
Ảnh: India Today. |
CEO Facebook đã sáng lập dự án Internet.org để người dân ở các quốc gia đang phát triển có thể truy cập Internet miễn phí, đồng thời, hy vọng liên kết các khách hành của thị trường mới nổi.
Đều là những người nắm quyền lực
Ông Narendra Modi tập trung quyền lực của mình tại thủ đô New Delhi. Một trong những điều đầu tiên ông làm sau khi nhậm chức vào năm ngoái là gặp gỡ và nói chuyện thoải mái với các nhà lãnh đạo kỹ trị hàng đầu đất nước, mở đường cho các cuộc trao đổi thẳng thắn khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Giám đốc điều hành Zuckerberg thích đào sâu nghiên cứu những chi tiết những tổ chức mà anh lập ra. Đỏi hỏi cả 2 phải là người làm chủ.
Mark và ông Modi đều hiểu được giá trị của việc ăn chay
Narendra Modi là một tín đồ của đạo Hindu, vì thế, ông kiêng thịt rất nghiêm ngặt. Lance Price người viết tiểu sử của ông viết trong cuốn “"The Modi Effect” mô tả ông Modi không uống rượu, ăn chay và sống độc thân. Đôi khi, trong những mùa lễ tôn giáo, ông từ chối sử dụng tất cả các loại thực phẩm.
Tại một bữa ăn tối của Nhà Trắng vào tháng Chín năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ uống nước ấm trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và các vị khách khác ăn cá bơn habulit rán và gạo basmati màu nghệ tây. Còn Mark, có lúc anh muốn từ bỏ thịt.
Ảnh: Forbes. |
Trong một bài viết trên trang Facebook của mình vào ngày đầu năm mới 2011, anh cho biết mặc dù rất thích ăn thịt, nhưng anh quyết định trở thành một người ăn chay. Anh viết: "Thử thách của tôi trong năm 2011 là trở thành một người ăn chay và chỉ ăn thịt nếu chính tôi là người làm thịt những con vật đó”.
Cuối cùng, cả 2 người đều có hàng triệu người theo dõi
Có lẽ điều này là quan trọng hơn cả, Thủ tướng Modi và nhà sáng lập Zuckerberg đều nằm trong danh sách những nhân vật được quan tâm nhiều nhất trên Facebook. Trang Facebook của ông Modi đã có hơn 30 triệu lượt like (thích), còn trang các nhân của Zuckerberg cũng có gần 27 triệu người sử dụng theo dõi.