Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điểm mặt những vũ khí mạnh nhất của Israel

Trong bối cảnh xung đột ngày càng dữ dội và đẫm máu trên Dải Gaza, người ta càng chú ý nhiều hơn đến những loại vũ khí hiện đại mà quân đội Israel đang sử dụng để tấn công Palestine.

Điểm mặt những vũ khí mạnh nhất của Israel

Trong bối cảnh xung đột ngày càng dữ dội và đẫm máu trên Dải Gaza, người ta càng chú ý nhiều hơn đến những loại vũ khí hiện đại mà quân đội Israel đang sử dụng để tấn công Palestine.

Phần 1: Chiến đấu cơ phản lực

Vũ khí đắc lực nhất mà quân đội Israel đang sử dụng nhằm không kích Dải Gaza chính là đội ngũ chiến đấu cơ hiện đại hàng đầu thế giới đang biên chế trong quân đội Tel Aviv. Không chỉ nhiều về số lượng, những loại chiến đấu cơ của Israel còn được liệt vào danh sách những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới.

Chiến đấu cơ Boeing F-15 Eagle

Chiến đấu cơ đa nhiệm F-15E Strike Eagle

Việc sở hữu đồng thời 2 phiên bản F-15 hiện đại nhất bao gồm F-15E (Strike Eagle) và F-15 SE (Silent Eagle) giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của không quân Israel. Trước khi bị Boeing mua lại, F-15 Eagle là sản phẩm của tập đoàn chế tạo vũ khí McDonnell Douglas. Tuy nhiên, sau khi trở thành một phần của hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ, McDonnell Douglas F-15 được đổi tên thành Boeing F-15 Eagle.

Được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ vào năm 1976, F-15 Eagle cũng trở thành một phần của quân đội Israel vào những năm cuối thập niên 70. Vào thời điểm này, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út cũng cùng với Israel trở thành những quốc gia đầu tiên sở hữu loại chiến đấu cơ F-15 Eagle hiện đại này.

Chiến đấu cơ tàng hình F-15 SE Silent Eagle

Tuy những chiếc F-15 Eagle sở hữu những thiết kế khá vượt trội, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ tấn công trong mọi điều kiện thời tiết nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được tham vọng của các nhà sản xuất. Chính vì lẽ đó, những chiếc F-15E Strike Eagle được ra đời vào năm 1989 để bù đắp những thiếu sót của người tiền bối.

Chưa dừng lại ở đó, Boeing tiếp tục sản xuất chiếc F-15SE Silent Eagle, với vật liệu thân có khả năng hấp thụ sóng radar trong khi giảm thiểu tối đa khí thải và tiếng ồn động cơ, giúp mẫu chiến đấu cơ F-15SE Eagle đuổi kịp những mẫu máy bay tàng hình đang ngày càng phổ dụng khắp thế giới. Chiếc F-15SE Silent Eagle đầu tiên cất cánh ngày 8/7/2010 với giá thành khoảng 100 triệu USD.

F-15SE được phát triển dựa trên mẫu thiết kế F-15E Strike Eagle nên chúng có những đặc tính cơ bản gần như giống nhau hoàn toàn. Với chiều dài 19,43m, sải cánh 13,05m, những chiếc F-15E có tải trọng tối đa lên tới 36.700 kg. Với 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100, những chiếc F-15E có thể bay với vận tốc gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh, tương đương 2.650 km/h.

Trần bay tối đa của F-15E lên tới 18.200m trong khi phạm vi hoạt động đạt 3.900km với 3 bình nhiên liệu phụ. F-15E sở hữu một súng máy 6 nòng với cỡ nòng 20mm/chiếc cùng 510 vòng đạn. Ngoài ra, nó còn có thể mang nhiều loại vũ khí, tên lửa dựa vào những giá treo gắn dưới thân và cánh. Tùy loại vũ khí, F-15E có thể đáp ứng nhiệm vụ đối không, đối hạm và đối đất hay đánh bom mục tiêu.

Chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon

General Dynamics F-16 Fighting Falcon là loại chiến đấu cơ đa nhiệm được phát triển cho không quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng chiếm ưu thế trên không vượt trội, dễ dàng đảm trách nhiều nhiệm vụ tấn công khiến F-16 Fighting Falcon trở thành loại máy bay khá được các đồng minh của Mỹ ưa chuộng. Tính tới hiện tại, 4.500 chiếc F-16 Fighting Falcon đã được sản xuất kể từ khi chiếc đầu tiên ra đời năm 1976.

Israel là một trong 25 quốc gia đang sở hữu và sử dụng chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất. Dù không còn được Lầu Năm Góc đặt mua nhưng F-16 vẫn được sản xuất hàng loạt bởi sự đắt khách từ các thị trường khác nhau. Trong khi đó, F-16 Fighting Falcon vẫn đóng vai trò chưa thể thay thế trong không quân Mỹ.

Sở hữu thiết kế đặc biệt với phần buồng lái cao hơn hẳn so với thân máy bay, F-16 Fighting Falcon giúp phi công có điều kiện quan sát tốt nhất. Trong khi đó, hệ thống ghế ngồi nghiêng 30% giúp giảm tối đa trọng lực tác động lên phi công trong lúc bay liệng. F-16 Fighting Falcon còn sở hữu cần điểu khiển ở bên, giúp phi công dễ dàng hơn trong các thao tác. Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên của Mỹ sử dụng hệ thống lái fly-by-wire, hỗ trợ tối đa cho phi công.

Tuy chỉ sở hữu một động cơ F110-GE-100 nhưng kích cỡ nhỏ và kiểu dáng khí động học cho phép “bé hạt tiêu” có khả năng bay với vận tốc 2.410km/h, nhanh gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Tuy chỉ dài 15,06m với sải cánh 9,96m nhưng trần bay tối đa của F-16 Fighting Falcon vẫn đạt trên 15.240m trong khi có thể bay lên cao với vận tốc 254m/s.

Trọng lượng cất cánh rỗng của F-16 Fighting Falcon đạt 8.570 kg trong khi tải trọng tối đa lên tới 19.200 kg, cho phép nó mang lượng vũ khí nặng gấp 2,5 lần trọng lượng máy bay. F-16 Fighting Falcon sở hữu một súng máy 6 nòng vỡ nòng 20mm với 511 vòng đạn. 11 giá treo dưới thân và cánh cho phép F-16 mang số vũ khí tương ứng, bao gồm bom và tên lửa các loại. Đặc biệt, F-16 Fighting Falcon có thể mang tối đa 3 bom hạt nhân B-61 do quân đội Mỹ sản xuất.

Máy bay cường kích F-4 Phantom

McDonnell Douglas F-4 Phantom là chiến đấu cơ cường kích đầu tiên trên thế giới, ra đời với mục đích hỗ trợ các lực lượng mặt đất trong tác chiến trên bộ. Là loại máy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ 1 chỗ ngồi, F-4 Phantom đảm trách vai trò đánh chặn phản lực di chuyển với vận tốc siêu âm, ném bom hỗ trợ bộ binh dưới mặt đất.

Có khả năng di chuyển với tốc độ trên Mach 2,2 (tương đương 2.400 km/h), F-4 Phantom còn có thể mang 8.400 kg vũ khí trên 9 giá treo dưới cánh và thân. Do đa nhiệm trong tác chiến, tên lửa của F-4 Phantom bao gồm cả đối không và đối đất cộng với bom các loại. Với khẩu pháo nòng xoay M61 Vulcan, F-4 Phantom còn có thể tiêu diệt đối phương ở khoảng cách gần.

Được ra đời năm 1959, F-4 Phantom liên tiếp phá 15 kỷ lục thế giới, trong đó có các kỷ lục bay cao, bay xa và bay nhanh nhất. Trước sự ra đời của F-15 Eagle và F-16, F-4 Phantom là máy bay đảm trách hầu hết các vai trò tác chiến trong không quân Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại, F-4 Phantom đang oạt động trong không quân 13 quốc gia bao gồm: Mỹ, Australia, Ai Cập, Đức, Anh, Hy Lạp, Iran, Israel, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù có nhiều biến thể khác nhau nhưng F-4 Phantom đều được phát triển từ phiên bản gốc với chiều dài 19,2m, sải cánh 11,7m. Những chiếc F-4 Phantom có trọng lượng cất cánh rỗng đạt 13.757kg trong khi tải trọng tối đa lên tới 28.030 kg. Với 2 động cơ General Electric J79-GE-17A, chiếc máy bay có thể di chuyển với vận tốc Mach 2,23 và bay cao 18.300m.

Ngoài tên lửa đối không, đối đất và bom thông thường, F-4 Phantom còn được thiết kế để mang nhiều bom hạt nhân bao gồm B28EX, B61, B43 hay B57 do Mỹ sản xuất. Đặc biệt, những chiếc F-4 Phantom mà quân đội Iran, đối thủ lớn nhất của Israel ở Trung Đông đang sở hữu còn được trang bị hàng loạt tên lửa của Nga và Trung Quốc nhưng khả năng hoạt động của máy bay vẫn không bị ảnh hưởng.

Chiến đấu cơ tàng hình Lockheed F-35 Lightning II

Là đồng minh thân cận nhất nhì của Mỹ giúp Israel dự kiến trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có quyền sở hữu loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed F-35 Lightning II.

Với những công nghệ tàng hình hàng đầu thế giới cùng với sự hoàn hảo trong thiết kế, F-35 hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ máy bay tàng hình với giá thành có thể chấp nhận được.

Sở dĩ, Israel trở thành một trong những quốc gia đầu tiên góp mặt trong hàng ngũ những quốc gia đầu tiên có thể sở hữu F-35 bởi những đóng góp của Tel Aviv trong việc nghiên cứu và chế tạo loại chiến đấu cơ đáng sợ này. Ngoài Israel, Anh, Itlay, Hà Lan, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản cũng là một phần chương trình F-35 đầy tham vọng của Mỹ.

Lockheed Martin F-35 Lightning II là loại chiến đấu cơ đa nhiệm 1 chỗ ngồi thuộc thế hệ thứ năm. F-35 ra đời nhằm mục tiêu tấn công mặt đất, trinh sát, thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhờ khả năng tàng hình ưu việt. Các biến thể F-35 có thể cất cánh từ các loại đường băng dài hoặc ngắn khác nhau. Thậm chí, biến thể F-35C có khả năng cất cánh đứng, đáp ứng việc biên chế cho các tàu sân bay.

Với chiều dài 15,67m, sải cánh 10,7m và cao 4,33m, F-35 có trọng lượng cất cánh rỗng 13.300 kg trong khi tải trọng tối đa đạt 31.800 kg. Tuy chỉ sở hữu 1 động cơ đẩy Pratt & Whitney F135 nhưng chiếc phi cơ vẫn có khả năng bay với vận tốc trên 2.000km/h với tầm hoạt động 2.200 km, trần bay tối đa đạt 18,200m.

F-35 có thể mang nhiều loại tên lửa đối không, đối đất hoặc đối hạm. Ngoài ra, nó còn được trang bị bom các loại, trong đó có bom hạt nhân B-61 của quân đội Mỹ. F-35 còn sở hữu một súng máy 4 nòng xoay với cỡ nòng 25mm/chiếc, cho phép nó bắn hạ đối thủ khi giao chiến tầm gần.

Còn nữa

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm