-
Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó (VietNamNet)
Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
-
Khánh Hòa giao “đất vàng” cho nhiều cán bộ lãnh đạo: Những “ưu ái” kỳ lạ cần làm rõ (Lao Động)
Khánh Hòa đang ưu ái "giao đất vàng" cho các ông Nguyễn Xuân Hà - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Đặng Đình Quyền - Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh và ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Khánh Hòa.
-
Hàng nghìn container phế liệu tồn ở cảng: Không ai chịu trách nhiệm! (Người Lao Động)
Ông Trịnh Phương Nam, Giám đốc Trung tâm Điều độ - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết các cảng hiện tồn đọng tương đương 4.500 container hàng tồn phế liệu, chủ yếu là nhựa và giấy. Các DN vận chuyển và chủ hàng đã bỏ trốn. Ông Phan Trọng Lâm, Phó Tổng Giám đốc cảng VICT, nhận định Việt Nam đang có xu hướng trở thành "lỗ rốn" hàng phế liệu. Việc xử lý hàng tồn, hàng nhập phế liệu nhựa có đến 6 luật và 10 đơn vị chi phối nhưng lại thiếu "nhạc trưởng" nên rất khó cho DN.
-
Ra nghĩa trang hủy bài thi gốc: Sự xấu hổ cùng cực! (PLO)
Hình ảnh ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, mang 16 đĩa CD chứa dữ liệu bài thi ra nghĩa trang tiêu hủy khó có thể xóa nhòa trong lòng những nhà giáo chân chính và người dân cả nước.
-
Tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia
- Đại diện các địa phương đồng tình với việc tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nhưng cần hoàn thiện để nghiêm túc, công bằng hơn
- Các trường ĐH muốn đề thi phân hóa
- Các trường cũng cần tham gia trong khâu coi thi
- Tổ chức chấm chéo, chấm theo cụm thay vì để địa phương tự chấm bài như hiện nay
-
-
Nợ thuế tăng cao
- Số tiền nợ thuế tăng đột ngột những tháng đầu năm 2018
- Cục thuế TP.HCM công bố danh sách 306 DN nợ 288,1 tỷ, trong đó riêng 3 DN “nhóm đầu” đã nợ hơn 200 tỷ
- Ước tính 6 tháng đầu năm, nợ toàn ngành thuế là 80.134 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2017, trong đó nợ không có khả năng thu hồi là gần 34.000 tỷ đồng
- Cục thuế TP.HCM cho rằng doanh nghiệp đang có xu hướng “gối đầu”, cố tình nợ thuế, chấp nhận đóng tiền phạt chậm nợ thuế vì tiền phạt thấp hơn lãi vay, để tiết kiệm chi phí tài chính, tận dụng vốn đầu tư
-
Vỡ quy hoạch vì “cơi nới” biệt thự
- Nhiều khu đô thị mới đối mặt nguy cơ bị phá nát quy hoạch đồng bộ
- Nhiều chủ nhà tự ý nới sàn, thêm tầng, ghép đất nền
- Vi phạm cả về tầng cao, diện tích, kiến trúc được cơ quan chức năng phê duyệt trước đó
- Tình trạng diễn ra tại nhiều KĐT tại các quận ở Hà Nội
- Cơ quan chức năng và chủ đầu tư không có tiếng nói chung về trách nhiệm
- Thanh tra xây dựng cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm do chưa bàn giao kết cấu hạ tầng cho cơ quan quản lý nhà nước
- Một số chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua trách nhiệm của lực lượng thanh tra xây dựng, chính quyền địa phương
-
Thanh Niên
Người Việt chi tỷ đô ra nước ngoài trị bệnh
- Bệnh nhân ra nước ngoài khám chữa ngay cả những bệnh mà Việt Nam đủ sức chữa trị
- Bà Đ.T.H (53 tuổi, TP.HCM) cho biết đi Singapore hơn 10 lần trong 6 năm, tiêu tốn hàng tỷ đồng để chữa ung thư phổi
- Theo bà, bác sĩ Singapore tư vấn gần gũi với bệnh nhân, khiến bà yên tâm
- Tuy nhiên, chị N.T.Đ.T (34 tuổi, TP.HCM) lại “tiền mất, bệnh không khỏi” khi liên hệ một công ty tế bào gốc tại nước ngoài, tốn hơn 35.500 USD để chữa bệnh khớp gối
- Ước tính của ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, mỗi năm người Việt chi cả tỷ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh
- Nhóm bệnh thường đi là ung thư, tim mạch, cơ xương khớp, dịch vụ sinh sản…
- Nhiều dịch vụ nước ngoài đắt gấp đôi, trong khi trong nước bệnh nhân được quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả một phần
- Chuyên gia cho rằng tình trạng trên một phần do cơ sở y tế Việt Nam quá tải, một phần cũng do bệnh nhân chưa có niềm tin vào dịch vụ trong nước
-
Bảo quản thuốc: Chớ coi thường
- Thuốc, dung dịch truyền được chất đống ở hành lang, trước nhà vệ sinh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM
- Thùng thuốc để tràn ra ngoài, không có giá, kệ sắp xếp, gần rác thải y tế
- Một số loại thuốc yêu cầu bảo quản khô ráo, dưới 20 độ C
- Đầu tháng 7, bà Nguyễn Thị Ngọc - phó giám đốc bệnh viện - xác nhận chuyện trên và thừa nhận cần đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc y tế
- Tuy vậy, bà cho biết kho bảo quản đang bị hư hỏng, hiện đang sử chữa nên mới có tình trạng dời tạm ra ngoài
- Đến ngày 30/7, tình trạng trên vẫn chưa thay đổi. Ông Nguyễn Minh Quân - giám đốc bệnh viện - cho biết cơ sở bệnh viện chưa đáp ứng được
-
20 tuổi kiếm hơn 40 tỷ đồng trên mạng
- Một bạn trẻ tên P. bị Cục thuế TP.HCM truy thu 4,1 tỷ đồng
- P. xây dựng chương trình trò chơi được tải nhiều trên mạng
- P. được Google, Facebook, YouTube trả tiền để quảng cáo trên đó
- Một người sở hữu kênh YouTube khác cho biết thu về 600-700 USD mỗi tháng từ kênh này
- Giám đốc một doanh nghiệp tai TP.HCM ước tính Google, YouTube trả hàng triệu USD mỗi tháng cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam
- Chuyên gia cho rằng cần thúc đẩy trách nhiệm nộp thuế
-
-
Sơn La: Đường dây chạy điểm hoạt đông như thế nào?
Đường dây chạy điểm Sơn La hoạt động tinh vi, liên quan nhiều người.
-
Tuổi Trẻ
Gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia: Đến lượt Hòa Bình!
- Điểm thi Hòa Bình vượt Hà Nội, TP.HCM…
- Điều tra bất thường của 5 cán bộ chấm thi
- Ông Bùi Trọng Đắc - giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình - từng nói có đến 3 đoạn kiểm tra của bộ đã đến Hòa Bình trước khi kỳ thi diễn ra và trong khi chấm thi
- Tại buổi kiểm tra tháng 5/2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ “đánh giá cao công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Hòa Bình”
- Hiện tại chưa có tổ kiểm tra tại Hòa Bình từ Bộ GD-ĐT
- Ông Bùi Văn Cửu - phó chủ tịch UBND tỉnh - nói “Chưa biết sai phạm ở mức độ nào, chỉ biết là có vì công an tỉnh đang làm”
-
Chấm thi bất thường ở Hoà Bình: "Sở Giáo dục không nắm, không biết"
- Ông Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hoà Bình nói với VietNamNet rằng có nhiều thứ "không biết"
- Cụ thể, có sự "thiếu logic" ở khâu chấm thi trắc nghiệm. Thời gian làm máy tính đang thiếu logic.
- Ngày 21-22/7, Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT về Hòa Bình làm việc. Bộ GD-ĐT đã rút toàn bộ số bài từ 8 điểm trở lên để chấm lại.
- Sau đó, Bộ GD-ĐT đã kết luận là tất cả các bài thi đều trùng khớp với điểm của Sở GD-ĐT công bố ngày 11/7.
- Hiện nay tổ chấm trắc nghiệm gồm 5 người đã được cơ quan công an mời lên xác minh
Điểm báo 3/8: Tiếp tục nóng điểm thi bất thường tại Hòa Bình
Tâm điểm các báo sáng nay là vụ bất thường điểm thi Hòa Bình, người Việt chi tỷ đô ra nước ngoài trị bệnh, vỡ quy hoạch vì “cơi nới” biệt thự.