Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Dịch vụ công 4.0 nhìn từ bước đi tiên phong của EVN HANOI

Khái niệm “dịch vụ công 4.0” đang dần thành hình ở Việt Nam, khi nỗ lực điện tử hoá, số hoá dịch vụ của những doanh nghiệp điển hình như EVN HANOI thành công trên diện rộng.

EVN HANOI anh 1EVN HANOI anh 2

Khái niệm “dịch vụ công 4.0” đang dần thành hình ở Việt Nam, khi nỗ lực điện tử hoá, số hoá dịch vụ của những doanh nghiệp điển hình như EVN HANOI thành công trên diện rộng.

5 năm trước, nếu vô tình làm rơi, rách hoặc đơn giản là không thể nhớ ra đã cất hợp đồng mua bán điện ở đâu, bạn sẽ phải trầy trật thực hiện lại các thủ tục với đủ loại giấy tờ kê khai, trình ký nhiều cấp bậc quản lý.

5 năm sau, vẫn là hợp đồng mua bán điện ấy, bạn có thể quên mã hợp đồng, không còn nhớ rõ ngày ký kết… nhưng những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là một thao tác đăng nhập vào ứng dụng trên điện thoại do nhà cung cấp điện phát triển.

Sự thay đổi rõ nét ấy là kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dịch vụ điện - một trong những loại “hàng hóa công cộng” phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội, hay còn gọi là dịch vụ công.

EVN HANOI anh 3

Cuối tháng 7, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) triển khai thí điểm dịch vụ cấp điện mới hạ áp theo phương thức điện tử tại 3 quận, huyện là Thanh Trì, Hoài Đức và Bắc Từ Liêm. Chưa đầy 4 tháng sau, dịch vụ này được áp dụng rộng rãi trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.

Thay vì ký và lưu hồ sơ trên bản giấy, giờ đây, khách hàng chỉ cần ký online trên website chăm sóc khách hàng (CSKH) EVNHANOI bằng hình thức nhập mã OTP nhận qua tin nhắn SMS. Sau đó, toàn bộ thao tác khác như truy cập, kiểm tra lại hợp đồng đã ký hay thanh toán trực tuyến chi phí dịch vụ điện đều có thể thực hiện trên website này.

EVN HANOI anh 4
Quy trình thực hiện cấp điện hạ áp theo phương thức điện tử đối với khách hàng mua điện sinh hoạt.

Đại diện EVN HANOI cho biết việc triển khai cấp mới điện hạ áp theo phương thức điện tử, cụ thể là thực hiện ký kết, quản lý hợp đồng mua bán điện bằng hình thức điện tử, mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua và bán điện.

Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, cách làm này còn giúp quá trình ký kết hợp đồng mua bán điện của khách hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, do việc lập, gửi/nhận hợp đồng mua bán điện được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khách hàng sẽ chủ động hơn với các giao dịch mua bán điện cũng như bảo mật và lưu trữ thông tin.

EVN HANOI anh 5Việc giao dịch bằng hình thức điện tử cũng giúp giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lưu trữ hợp đồng so với sử dụng hợp đồng giấy. Từ đó, góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Đáng nói, đây không phải lần đầu EVN HANOI ứng dụng CNTT trong các hoạt động của mình. Trước đó vào năm 2016, đơn vị này đã ra mắt phần mềm chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động có hệ điều hành iOS, Android. Phần mềm giúp khách hàng chủ động tra cứu thông tin về chỉ số điện tiêu thụ, hóa đơn tiền điện, lịch ghi chỉ số công tơ, biểu đồ lịch sử tình hình tiêu thụ điện từng tháng, lịch tạm ngừng cung cấp điện…

EVN HANOI còn cung cấp song song 32 dịch vụ điện trực tuyến khác: Báo cáo sự cố mất điện; tra cứu lịch kiểm tra số công tơ; tra cứu thông tin giá bán điện; yêu cầu kiểm tra hệ thống đo đếm; tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả…

Theo lộ trình chiến lược CNTT đến năm 2020, EVN HANOI nói riêng và toàn ngành điện nói chung sẽ bổ sung thêm nhiều tiện ích 4.0 như hệ thống quản lý khách hàng dùng điện CMIS 3.0, nghiên cứu nhu cầu phụ tải, thu thập dữ liệu đo đếm từ xa qua công tơ điện tử song song với hệ thống quản lý số liệu đo đếm (MDMS) phục vụ công tác quản lý điều hành hiện tại, cũng như sẵn sàng cho lộ trình về lưới điện thông minh (Smart Gird) và AMI (hạ tầng đo đếm tiên tiến) trong tương lai.

Điều này được xem là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp để phù hợp với xu thế kinh doanh ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế hiện nay.

EVN HANOI anh 6EVN HANOI anh 7

EVN HANOI anh 8

Thực tế cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công điện tử không chỉ đáp ứng nhu cầu của công dân và tổ chức 24/24h, xóa nhòa mọi rào cản về địa lý, không gian và thời gian; mà còn là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Lấy ví dụ Hàn Quốc - một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử, từ năm 2004 đến nay, xứ sở kim chi luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về Chính phủ điện tử.

EVN HANOI anh 9Trong nhiều năm, quốc gia này đã xây dựng 4 hệ thống được kiểm chứng về sự ưu việt, bao gồm: On-nara BPS - xử lý, ghi chép, quản lý trực tuyến nghiệp vụ hành chính của Chính phủ; e-Procurement (hệ thống mua bán Chính phủ); G4B - “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo phương thức một cổng duy nhất” có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động từ lúc thành lập tới giải thể. Cuối cùng là Information Network Village (INV) - “Làng mạng thông tin” nhằm cân bằng sự phát triển trên khắp cả nước bằng việc xây dựng các mạng giao tiếp Internet ở những vùng xa như các nông trang, làng đánh cá. Mục tiêu này nhằm bắc cầu nối khoảng cách số và hỗ trợ nền kinh tế địa phương qua việc phân phối máy tính cho các hộ gia đình và đào tạo tin học cho các làng.

Hàn Quốc hiện có 48 triệu dân, trong đó hơn 10 triệu dân thuộc nhiều thành phần dân cư đều có thể sử dụng thành thạo máy vi tính. Người dân cũng có thể thực hiện giao dịch với Chính phủ hoặc với cộng đồng thông qua Internet, bởi bất cứ nơi nào tại quốc gia này đều có thể kết nối Internet tốc độ cao.

Hay tại Singapore, hành trình chuyển đổi Chính phủ thành nơi sử dụng công nghệ thông tin chuyên nghiệp cũng đã thu về trái ngọt, khi đảo quốc sư tử được công nhận là quốc gia xếp hạng cao trên thế giới về chỉ số chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

Những nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ điện thoại di động trong dịch vụ công đã giành được nhiều thành tựu nổi bật, với tỷ lệ gần 90% người dân và doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng với chất lượng của dịch vụ công điện tử của Chính phủ.

EVN HANOI anh 10

Còn tại Việt Nam, năm 2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của nước ta xếp hạng thứ 88/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 6/11 quốc gia trong khu vực ASEAN. Trong đó, chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia so với năm 2016. Bước tăng trưởng này tuy chưa thật sự mạnh mẽ, song trong bối cảnh quy mô nền kinh tế số còn nhỏ, đây được xem là kết quả đáng ghi nhận.

EVN HANOI anh 11

Nỗ lực của EVN HANOI đã đưa công nghệ và dịch vụ công vốn còn nhiều khoảng cách đến gần hơn với trên 2 triệu khách hàng. Trong tương lai, khi những tiện ích 4.0 được áp dụng đồng bộ và rộng khắp, con số này sẽ không chỉ dừng lại ở 2 triệu người hay bị giới hạn trong phạm vi của các thành phố lớn, mà còn nhân rộng sang nhiều lĩnh vực, dịch vụ khác: Giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường…

Hà Mỹ Giang

Đồ họa: Yến Lệ

Bình luận

Bạn có thể quan tâm