Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 14 đưa phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung hồi đầu năm. Ảnh: AP. |
“Chúng tôi đang phát triển một hệ thống mới sử dụng năng lượng hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng cao, dài hạn của trạm Mặt Trăng", Wu Weiren, kiến trúc sư cho Chương trình Thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, nói với đài CCTV hôm 22/11.
Dự án trạm Mặt Trăng được Trung Quốc phát triển cùng Nga và dự kiến được xây dựng vào năm 2028 trên cực nam của Mặt Trăng. Trong khi đó, dự án Artemis 3 của Mỹ cũng được lên kế hoạch vào năm 2025 để đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng.
Năm 2021, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc nói rằng năng lượng hạt nhân "là giải pháp đáng trông đợi nhất", khi năng lượng hóa thạch hay năng lượng Mặt Trời không đủ để đáp ứng nhu cầu cho các sứ mệnh thám hiểm không gian, South China Morning Post cho hay.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang phát triển lò phản ứng hạt nhân dự kiến sẽ tạo ra một megawatt (MW) điện, tương đương lượng điện đáp ứng cho 1.000 hộ dân trong một năm.
Tên lửa Artemis 1 của Mỹ phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng ngày 16/11. Ảnh: Reuters. |
Kế hoạch này đặt Bắc Kinh vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với Mỹ, nước cũng dự kiến lập tiền đồn trên Mặt Trăng trong thập kỷ tới.
Hồi tháng 6, NASA và Bộ Năng lượng Mỹ đã cung cấp 5 triệu USD cho 3 công ty để thiết kế một lò phản ứng phân hạch "bền bỉ, năng lượng cao, không phụ thuộc vào Mặt Trời", mà Washington kỳ vọng có thể hoàn thành vào năm 2031.
Theo Vice, Trung Quốc vốn đi sau Mỹ trong cuộc đua hạt nhân ở không gian, nhưng dần bắt kịp Washington vào những năm gần đây.
Hiểu về vũ trụ qua những cuốn sách
Mục Thế giới giới thiệu các cuốn sách về vũ trụ như cuốn “Vũ trụ”, “Lược sử thời gian”, “Một đêm”. Đây là những cuốn sách cung cấp kiến thức về vũ trụ, khơi gợi cảm hứng khám phá khoảng không vô tận.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.