Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Địa danh lịch sử ở Lạng Sơn trong cuộc chiến năm 1979 bây giờ thế nào

40 năm sau cuộc tàn phá của quân Trung Quốc, người Lạng Sơn đã xây lại một đô thị sầm uất bên sông Kỳ Cùng. Nhưng mỗi con đường, dãy phố vẫn còn dấu tích của kẻ thù xâm lược.

Lang Son 1979 anh 1
Trên hành trình tìm lại dấu tích của cuộc chiến tranh phá hoại do Trung Quốc thực hiện tại biên giới Việt Nam năm 1979, Zing.vn tìm đến một số địa danh trong các bức ảnh lịch sử. Một Lạng Sơn hoang tàn, đổ nát do bom đạn của quân xâm lược vẫn còn đôi chút dấu tích bất chấp tiến trình đô thị hóa của thành phố này.
Lang Son 1979 anh 2
Bức ảnh chụp một người lính Việt Nam cầm súng B41 đứng tại cột mốc khi đuổi quân Trung Quốc xâm lược khỏi biên giới
Lang Son 1979 anh 3Lang Son 1979 anh 4
Trụ sở tỉnh Lạng Sơn vốn là Tòa Khâm Sứ do Pháp xây dựng. Năm 1979, trụ sở bị quân Trung Quốc tàn phá. Trên nền đất cũ, trụ sở UBND mới được xây lại.
Lang Son 1979 anh 5Lang Son 1979 anh 6
Cầu Kỳ Cùng được xây từ thời Pháp bị quân Trung Quốc đánh sập năm 1979 và cây cầu mới hiện nay.
Lang Son 1979 anh 7Lang Son 1979 anh 8
Phố Pò Cằng ở bờ bắc sông Kỳ Cùng bị quân Trung Quốc tàn phá năm 1979, nay là phố Lương Văn Tri.
Lang Son 1979 anh 9Lang Son 1979 anh 10
Phố Quang Trung chạy qua trụ sở tỉnh Lạng Sơn cũ là nơi nhà báo Isayo Takano người Nhật Bản bị trúng đạn của Trung Quốc và hy sinh. Takano là phóng viên báo Akahata của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Ngày 7/3/1979, ông có mặt tại Lạng Sơn để ghi nhận sự tàn phá của quân Trung Quốc. Trước đó 2 ngày, Trung Quốc đã tuyên bố rút quân và đưa lực lượng rút về bờ bắc sông Kỳ Cùng. Bất chấp nguy hiểm, nhà báo người Nhật Bản vẫn thâm nhập thị xã. Ông đứng ở bờ nam sông Kỳ Cùng và bị đạn của quân Trung Quốc từ bờ bắc bắn sang. Takano hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979.
Lang Son 1979 anh 11Lang Son 1979 anh 12
Sự hy sinh của nhà báo Takano đã gây xúc động mạnh cho người dân Lạng Sơn. Một ngôi mộ gió được đặt tại góc đường Quang Trung để tưởng niệm ông. Sau này, mộ được đặt ở một vị trí trang trọng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lạng Sơn. Trong trụ sở Báo Lạng Sơn cũng có một ban thờ tưởng niệm người đồng nghiệp hy sinh khi ghi lại tội ác của quân Trung Quốc.

Lang Son 1979 anh 13
Dòng sông Kỳ Cùng hiền hòa chảy qua thành phố Lạng Sơn. Những dãy nhà cao tầng bắt đầu mọc lên san sát cùng với nhịp sống năng động. Một Lạng Sơn hoang tàn, đổ nát vì chiến tranh đang mờ dần trong ký ức của những người già.
Phút bi tráng tại pháo đài Đồng Đăng Tháng 2/1979, quân Trung Quốc bao vây pháo đài Đồng Đăng, chúng giật bộc phá và phóng hỏa sát hại toàn bộ quân dân ta trú ẩn dưới các tầng hầm.

Cuộc chiến bi hùng trên pháo đài Đồng Đăng 1979

"Sáng ăn cơm Đồng Đăng, chiều ăn cơm Hà Nội" - quân Trung Quốc ngông nghênh tuyên bố. Thế nhưng 5 ngày sau, địch vẫn loay hoay không chiếm nổi pháo đài chỉ có 1 đại đội trấn giữ.

Ngọc Tân - Việt Linh

Bạn có thể quan tâm