Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Địa chấn tiềm tàng trên chính trường Thụy Điển

Kết quả bỏ phiếu ban đầu có lợi cho đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền, nhưng phe cánh hữu đối lập lại vượt lên và tạm chiếm ưu thế khi 90% số phiếu được kiểm đếm.

Vào rạng sáng 12/9, với 90% số phiếu được kiểm đếm, liên minh 4 đảng cánh hữu, gồm đảng Dân chủ Thụy Điển (SD), đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, đảng Ôn hòa và đảng Tự do đang chiếm ưu thế để giành đa số ghế tại quốc hội, Reuters đưa tin.

Với việc vẫn chưa kiểm hết phiếu bầu từ nước ngoài và qua đường bưu điện, kết quả bầu cử có thể thay đổi vào phút chót khi chênh lệch giữa hai bên là không cao. Số liệu ban đầu cho thấy phe cánh hữu có thể giành 176 ghế để chiếm đa số trong 349 ghế quốc hội.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson của đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền vẫn chưa chấp nhận thất bại trong tối 12/9, nói rằng kết quả vẫn đang rất sát sao.

Cơ quan bầu cử cho biết kết quả sơ bộ sẽ có sớm nhất vào ngày 14/9.

bau cu thuy dien anh 1

Thủ tướng Thụy Điển Andersson theo dõi cuộc bầu cử từ Trung tâm Hội nghị Waterfront ở Stockholm ngày 11/9. Ảnh: Reuters.

Đảng SD, với quan điểm chống nhập cư, sẽ vượt qua đảng Ôn hòa để trở thành đảng lớn thứ hai Thụy Điển và là đảng lớn nhất của phe đối lập. Tuy vậy, lãnh đạo đảng Ôn hòa Ulf Kristersson được cho là ứng viên tiềm năng phe cánh hữu cho vị trí thủ tướng.

Với việc chiếm hơn 20% số phiếu bầu, đảng SD đang có vị thế lớn trong quốc hội và được cho là sẽ yêu cầu lãnh đạo đảng được bổ nhiệm vào các vị trí bộ trưởng nếu liên minh cánh hữu giành chiến thắng, theo Guardian.

"Ngay bây giờ có vẻ như sẽ có một sự thay đổi quyền lực. Tham vọng của chúng tôi là ngồi trong bộ máy chính phủ", lãnh đạo đảng SD Jimmie Akesson nói.

Bất kể phe nào giành chiến thắng, các cuộc đàm phán để lập liên minh được dự báo sẽ kéo dài và khó khăn. Trong cuộc đua 3 bên, bà Andersson từ phe trung tả sẽ cần sự ủng hộ từ đảng Trung tâm, đảng Xanh và đảng Cánh tả của phe cực tả nếu muốn có cơ hội vượt qua liên minh cánh hữu.

Nghị sĩ Mỹ duy nhất ngăn 2 nước Bắc Âu vào NATO

Josh Hawley là thượng nghị sĩ duy nhất bỏ phiếu chống lại nghị quyết ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, trong cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện Mỹ hôm 3/8.

‘Gia nhập NATO không ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Thụy Điển’

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Robert Rydberg ngày 10/6 khẳng định Thụy Điển tăng cường phòng thủ không phải "để bắt đầu một cuộc chiến, mà nhằm gìn giữ hòa bình".

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm