Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đi đâu cũng để tiếng xấu, Mark Zuckerberg thật sự nên nghỉ hưu

CEO Facebook Mark Zuckerberg trở thành "bao tải" để mọi người trút giận mỗi khi xuất hiện. Vậy tại sao anh ta không chịu ra đi?

Bài viết là quan điểm của biên tập viên Farhad Manjoo, New York Times.

Nếu tôi là Mark Zuckerberg - CEO Facebook, cha của một em bé 3 tuổi, người giàu thứ 5 trên thế giới, nhưng cứ mỗi lần xuất hiện trước Quốc hội Mỹ là lại bị chỉ trích dữ dội - tôi sẽ nghỉ hưu ngay lập tức.

Thay vì xuất hiện trước Quốc hội Mỹ và bị hỏi khó, tôi có thể ở ẩn tại một hòn đảo giữa Thái Bình Dương. Tôi hoàn toàn có thể học tập Bill Gates, người sau khi rời khỏi Microsoft trở thành nhà từ thiện nổi tiếng, một hình mẫu tỷ phú được mọi người ngưỡng mộ. 

Tôi cũng có thể học tập Larry Page hay Sergey Brin và xa lánh xã hội. Page và Brin là hai nhà sáng lập Google, công ty quảng cáo lớn nhất thế giới kiêm tổ chức lưu giữ và khai thác dữ liệu người dùng lớn nhất. Vài năm trước, họ bổ nhiệm người khác quản lý công ty thay cho mình, và gần như không bị ảnh hưởng bởi những thị phi gần đây của Google.

vi sao khong ai tin mark zuckerberg anh 1
Mark Zuckerberg điều trần ở Quốc hội Mỹ về tiền ảo Libra. Ảnh: New York Times.

Zuckerberg luôn sẵn sàng phát biểu công khai về những vấn đề của Facebook. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Zuckerberg thường mang lại rắc rối nhiều hơn. Anh ta cứ liên tục nói về những vấn đề quá phức tạp, muốn đảm bảo làm hài lòng mọi người.

Zuckerberg thường mắc những sai lầm không đáng có, và có xu hướng nghĩ rằng những gì phù hợp cho Facebook cũng là phù hợp cho nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Zuckerberg trở thành "bia đỡ đạn" của các chính trị gia Đảng Dân Chủ. Thương nghị sĩ Elizabeth Warren và Hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez đều nhiều lần chỉ trích Mark Zuckerberg và Facebook.

Tuy nhiên, không chỉ các nghị sĩ Đảng Dân Chủ không ưa Zuckerberg. Facebook đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng cánh hữu trên phạm vi toàn cầu, nhưng các chính trị gia Cộng Hòa vẫn chỉ trích Zuckerberg là thân tả. Và mỗi khi bị tấn công, Zuckerberg lại tạo điều kiện cho họ nói sai sự thật trong các quảng cáo chính trị.

Rõ ràng Zuckerberg là một mục tiêu dễ "vùi dập". Thật đáng ngạc nhiên là ông chủ Facebook không nhận thức được rằng bản thân đang mắc kẹt trong cái bẫy đó. 

vi sao khong ai tin mark zuckerberg anh 2
Mark Zuckerberg giờ đây trở thành đối tượng tấn công của mọi chính trị gia. Ảnh: New York Times.

Trên thực tế, Zuckerberg không phải là một gã đại gia hiểm độc, không điều hành nhà tù riêng, sản phẩm của anh ta không giết hại hàng nghìn người và cũng không hủy hoại môi trường. Anh ta xây dựng một nền tảng, mua lại các đối thủ và sao chép những đối thủ khác.

Tuy nhiên, Zuckerberg đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực và đủ sức làm thay đổi thương mại, dân chủ và tâm lý con người. Thông điệp thời gian qua của Facebook luôn là "Chúng tôi đã cố gắng lắm rồi", "Chúng tôi không tìm kiếm quyền lực lớn đến vậy, điều đó chỉ diễn ra một cách tình cờ". 

Trong mọi bài phát biểu, Zuckerberg đều cho thấy rằng việc tạo điều kiện cho Facebook phát triển chỉ khiến anh ta có thêm nhiều quyền lực trong tay. Các nhà lập pháp, truyền thông, giới khoa học hay công nghệ đều chưa tìm ra cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Zuckerberg. 

Zuckerberg là một biểu tượng của hiện tượng một cá nhân có quá nhiều quyền lực. Không một ai nên sở hữu nhiều quyền lực như vậy.

Mark Zuckerberg đã thất hứa với người dùng như thế nào? Mark Zuckerberg từng nhiều lần nói rằng sẽ đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, nhưng vụ bê bối dữ liệu hồi tháng 3 đã khiến anh trở thành kẻ thất hứa.

Bất chấp chỉ trích, ông chủ Facebook quyết bảo vệ tiền số Libra

Mark Zuckerberg hứa hẹn Libra sẽ trở thành một hệ thống tài chính mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo.



Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm