ĐH Harvard sẽ đưa các chương trình giảng dạy ngôn ngữ Đông Nam Á. Ảnh: Harvard University. |
Theo Harvard Crimson, các giảng viên sẽ dạy theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 5 năm nữa. Ngân sách thuê giáo viên rơi vào khoảng một triệu USD (tương đương 23,5 tỷ đồng) và được đảm bảo thông qua các sáng kiến gây quỹ.
Ông James Robsoni, giáo sư Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á kiêm Giám đốc Trung tâm châu Á tại ĐH Harvard, cho biết đây là nỗ lực nhằm mở rộng giáo dục về Đông Nam Á tại ĐH Harvard của khoa trong hơn 2 năm qua.
Thông qua khóa học tiếng Tagalog, ông hy vọng sẽ chứng minh được nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ Đông Nam Á cũng như thuyết phục chính quyền hỗ trợ thêm cho nghiên cứu về khu vực này.
Tagalog là một trong 2 ngôn ngữ chính thức của người Philippines, đồng thời là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 4 ở Mỹ.
Bà Eleanor Wikstrom, đồng Chủ tịch Diễn đàn Harvard Philippine (HPF), Tổng biên tập Crimson, cho biết nhóm cũng có mục tiêu cung cấp ngôn ngữ Tagalog tại trường đại học.
HPF là nơi chia sẻ về văn hóa cũng như truyền thống Philippines trong ĐH Harvard của người Philippines, người Mỹ gốc Philippines và những người quan tâm.
Dù rất vui trước thông tin này, bà Wikstrom vẫn cảm thấy quyết định của ĐH Harvard chưa thấu đáo.
Theo bà, trường còn thiếu một bộ phận chính thức dành riêng cho Đông Nam Á. Khóa học về Philippines trong ĐH Harvard cũng chỉ là một phần của khóa học khảo sát về lịch sử Đông Nam Á.
Ông Marcky Antonio, đồng Chủ tịch HPF, cho biết ĐH Harvard cần đảm bảo được chất lượng cũng như phương pháp dạy ngôn ngữ và văn hóa Philippines.
"Đây là khóa học tiếng Tagalog đầu tiên được cung cấp trong lịch sử ĐH Harvard. Tôi nghĩ chúng ta cần đảm bảo việc dạy ngôn ngữ Tagalog và văn hóa Philippines được đúng hướng", ông nói.
ĐH Harvard không phải là trường đầu tiên của Mỹ dạy tiếng Tagalog cho sinh viên.
Trước đó, ĐH Washington cung cấp khóa học tiếng Tagalog theo chương trình Nghiên cứu Dân tộc Mỹ. Khóa học này giới thiệu ngôn ngữ ở mức độ cơ bản và văn hóa Philippines cho sinh viên mới học. Ngoài ra, trường cũng cung cấp khóa học dạy tiếng Tagalog nâng cao.
Các khóa học bằng tiếng Philippines hoặc tiếng Tagalog cũng được cung cấp ở các trường đại học khác gồm ĐH Pennsylvania, ĐH California tại San Diego, ĐH Cornell và ĐH Michigan.
Tại ĐH Hawaii, sinh viên còn có thể lấy bằng cử nhân nghệ thuật về ngôn ngữ và văn hóa Philippines.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.