Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đêm trực giao thừa của những người mặc áo blouse trắng

Nhiều năm nay, bác sĩ Tống Quang Hưng không đón giao thừa cùng gia đình. Dịp đón xuân này, anh lại cùng 6 người khác phải trực trong bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhi đêm 30 Tết.

Đêm giao thừa năm nay, ca trực tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) gồm có 3 bác sĩ, 4 y tá và sinh viên trường y do bác sĩ Tống Quang Hưng chịu trách nhiệm chính. Hiện tại, cả khoa có 6 bệnh nhi cấp cứu và 50 ca nội trú.
Mỗi ca trực bắt đầu từ 7h sáng ngày 30 tháng chạp đến 7h sáng ngày mùng 1 Tết. 
Bác sĩ Hưng (41 tuổi) đã nhiều năm phải trực vào đêm giao thừa. Anh cho biết, lượng bệnh nhi vào cấp cứu những ngày 30 và mùng 1 Tết luôn đông hơn ngày thường. 
Ở phòng cấp cứu sơ sinh, tại đây các y bác sĩ luôn luôn túc trực, theo dõi các bệnh nhi.
Công việc lúc này của các y, bác sỹ luôn bận rộn và căng thẳng nên họ không có thời gian để nghĩ đến Tết. 
Ghi lại các thông số của bệnh nhi để theo dõi.
Thăm khám cho một bệnh nhi vừa được gia đình đưa vào khi thời khắc giao thừa sắp đến.
Giao thừa năm nay có một sự kiện khá đặc biệt, bác sĩ Nguyễn Hồng Phong (đeo kính) vừa 'lên chức bố' nên mọi người ở khoa Nhi thay nhau lên khoa Sản chúc mừng.
Gần đến giao thừa, bác sĩ Trần Thị Oanh tranh thủ lúc rảnh rỗi nhắn tin chúc mừng chồng con. Đây là lần đầu chị không đón giao thừa cùng gia đình.
Y tá Phạm Hương Trang lần đầu tiên đón giao thừa tại bệnh viện, Cô đang chuẩn bị mâm cúng giao thừa để cùng mọi người đón năm mới.
Đúng 0 giờ, mọi người tập trung xem chúc tết của Chủ tịch nước và bắn pháo hoa trên vô tuyến.
1 giờ sáng, một ca cấp cứu được chuyển vào. Các bác sỹ lại bận rộn thăm khám ca cấp cứu đầu tiên của năm mới.

Chí Toàn

Bạn có thể quan tâm