Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đêm trăng xanh, trăng máu và siêu trăng hiếm gặp trên thế giới

Đêm 31/1 vừa qua, người dân khắp thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng thiên văn hội tụ "3 trong 1" lần đầu tiên xảy ra sau 150 năm.

trang mau hiem gap 150 nam anh 1
Đêm nguyệt thực 31/1 tại London ở Anh. Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Ảnh: LNP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 2
Cũng vào ngày này, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Ảnh: LNP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 3
Nhà thờ St. Paul trên nền mặt trăng đêm 31/1 ở London. Cùng thời điểm này, Mặt Trăng ở quỹ đạo rất gần Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát hành tinh này ở kích thước lớn hơn so với thông thường (siêu trăng). Việt Nam nằm trong khu vực có thể quan sát nguyệt thực toàn phần trong tối 31/1. Ảnh: Reuters.
trang mau hiem gap 150 nam anh 4
Mặt Trăng mọc quan sát từ khu vực phía bắc London. Một số khu vực ở Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu sẽ không có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực vào ngày cuối cùng của tháng 1. Ảnh: Reuters.
trang mau hiem gap 150 nam anh 5
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), siêu trăng sẽ trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn lúc đỉnh điểm thông thường. Ảnh: Reuters.
trang mau hiem gap 150 nam anh 6
Bầu trời đêm ngày rằm ở vùng Longyearbyen, Na Uy, ngày 31/1. Mặt Trăng cũng có màu đỏ trong lúc diễn ra nguyệt thực bởi ảnh hưởng từ lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu qua Trái Đất. Ảnh: AFP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 7
Trăng mọc ở vùng thành cổ Aizanoi, quận Cavdarhisar của Kutahya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 31/1. Ảnh: Getty.
trang mau hiem gap 150 nam anh 8
Đêm trăng rằm được chụp tại Myanmar. Khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đến thị lực của người quan sát. Người ta chỉ cần đến một khu vực thông thoáng, quang mây, ít ánh đèn và hạn chế ô nhiễm để có thể quan sát nguyệt thực một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất. Ảnh: AP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 9
Mặt Trăng “ba trong một” chụp từ một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
trang mau hiem gap 150 nam anh 10
Người dân quan sát hiện tượng thiên văn hiếm gặp sau 150 năm tại vùng Lancelin, Australia. Theo Forbes, tỷ lệ để cả ba hiện tượng này cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này. Ảnh: Getty.
trang mau hiem gap 150 nam anh 11
Mặt Trăng mọc đằng sau một ngôi chùa ở Kuma, cách thành phố Mandalay (Myanmar) khoảng 105 km. Ảnh: Getty
trang mau hiem gap 150 nam anh 12
Quang cảnh chiều tối trên sông nhìn từ Brooklyn, New York. Ảnh: Reuters.
trang mau hiem gap 150 nam anh 13
Ảnh chụp cận Mặt Trăng trong bầu trời đêm 31/1 ở Los Angeles, bang California. Ảnh: AFP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 14
Sau đêm siêu trăng 31/1, nguyệt thực toàn phần sẽ quay trở lại vào ngày 27/7. Người dân ở Nam Mỹ, châu Âu, Australia, châu Phi và châu Á sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng này. Ảnh: AP.
trang mau hiem gap 150 nam anh 15
Người dân tập trung quanh bờ biển ở Napier, New Zealand, để quan sát đêm nguyệt thực. Ảnh: Getty.
trang mau hiem gap 150 nam anh 16
Những người đam mê thiên văn học ở Bắc Kinh tề tựu quan sát và chụp ảnh hiện tượng siêu trăng đêm 31/1. Ảnh: Reuters.
Hiện tượng '3 trong 1' trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực đêm 31/1 Người dân thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng thiên văn học thú vị hội tụ sau 150 năm vào đêm ngày rằm 31/1.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm