Việt Nam ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 là nhiễm virus biến chủng mới từ Anh. Đợt dịch bùng phát mới mang đến nhiều áp lực cho những tổ truy vết tại Việt Nam bởi số ca bệnh nhiều, lây lan nhanh, đa số không có triệu chứng.
Đêm 30 Tết, thời khắc giao thừa chạm ngõ, đội truy vết người liên quan ca mắc Covid-19 vẫn miệt mài làm việc. Với tinh thần luôn sẵn sàng, quyết tâm cao độ cùng phương châm thần tốc, những chiến sĩ trên mặt trận “truy vết” vẫn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tìm những mảnh ghép dịch tễ. Họ chính là mắt xích quan trọng, góp phần dựng nên “thành lũy chống Covid-19”, bảo vệ sức khỏe và sự bình yên của người dân.
Không có giao thừa
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổ phó Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống Covid-19 chia sẻ: “Trong thời gian nghỉ Tết, nếu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội cần hỗ trợ, chỉ cần gọi điện hoặc báo lên, nhóm sẽ được hỗ trợ và xử lý ngay lập tức”.
Những thành viên đội truy vết làm việc xuyên xuyên Tết nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19, chặn đứng đường đi của virus biến chủng mới. Ảnh: Khôi Nguyễn. |
Tại thành phố Hà Nội, ngay trong đêm 30 Tết, hơn 10.000 đội phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng vẫn bám trụ xuống tận từng cụm dân cư, quyết tâm đến từng nhà tuyên truyền.
Nhiệm vụ của họ là nắm bắt từng người có triệu chứng nhiễm virus, rà soát người đi về từ vùng dịch nhưng không khai báo và kịp thời phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép.
Tại TP.HCM, ở Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, các nhân viên túc trực ngày đêm, ngay cả đêm giao thừa hay mùng 1 của năm Tân Sửu để cập nhật tình hình dịch của địa phương.
Chỉ cần có thông tin người nghi mắc Covid-19, hơn 30 cán bộ của 3 đội phản ứng nhanh, Viện Pasteur TP.HCM đã sẵn sàng chi viện, hỗ trợ chuyên môn, trực tiếp điều tra dịch tễ khi có nhu cầu từ thành phố cũng như các địa phương khu vực lân cận. Ngày Tết, những chiến sĩ này vẫn gác lại niềm vui với gia đình và ở ngoài tiền tuyến, mục tiêu cuối cùng là chặn đứng đường lây lan của virus, nhất là khi đã có biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh gấp nhiều lần.
Truy vết thần tốc, rà soát đến cùng
Quá trình truy vết được dựa trên khai thác thông tin lịch trình di chuyển, sinh hoạt tiếp xúc của ca nhiễm, nghi nhiễm. Từ đó, toàn bộ nguồn lực được huy động để truy xuất hệ thống camera, điều tra dịch tễ, mỗi quan hệ gia đình, người thân - quen.
Điều này nhằm đảm bảo không bỏ sót yếu tố dịch tễ, đánh giá đúng, phân loại phù hợp các trường hợp và yếu tố liên quan giúp giảm áp lực cho hoạt động phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm… Việc truy vết thần tốc có ý nghĩa quan trọng, giúp ngăn chặn quá trình lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự phát tán ra cộng đồng và bảo vệ sự an toàn cho người dân.
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang là người phụ trách Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM, Đội phó Đội Điều tra, giám sát dịch Tổ thường trực đặc biệt chống Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM. Bác sĩ Quang cho biết yếu tố tối quan trọng của công tác truy vết là nhanh chóng, thần tốc không bỏ sót bất kỳ trường hợp có nguy cơ nào.
Tại thành phố Hà Nội, ngay trong đêm 30 Tết, hơn 10.000 đội phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng vẫn bám trụ xuống tận từng cụm dân cư, quyết tâm đến từng nhà tuyên truyền. Ảnh: Khôi Nguyễn. |
Một số trường hợp truy vết được thực hiện ngay trong đêm, phối hợp nhiều địa phương nếu người đó có lịch sử tiếp xúc phức tạp. Ngoài việc truy vết ca tiếp xúc gần, họ còn tìm nguồn gốc để ghép nên bức tranh ca bệnh tổng thể cùng nhiều giả định.
Chính sự chủ động này là yếu tố giúp đội truy vết có thể tìm ra nhanh nhất người liên quan, các F1, 2, 3, 4 và đưa họ đi cách ly kịp thời. Trong đợt bùng phát Covid-19 từ ngày 27/1 với nhiều người nhiễm biến chủng virus mới, không ít F1 trở thành F0. Công tác truy vết lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Vì vậy, dù năm mới Tân Sửu đã đến, những con người ở nhóm điều tra, truy vết dịch tễ người nghi mắc Covid-19 vẫn làm việc ngày đêm, hy vọng sớm dập tắt đợt dịch phức tạp này.
Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới"
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 553 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, nhiều bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương SARS-CoV-2 chủng mới B117 từ Anh.
Đặc biệt, ngày 31/1, nhóm chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), đã phát hiện người đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng virus mới từ Nam Phi. Đó là chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam.
Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán này.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.