Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân và người nhà công nhân

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng làm trong ngành vận tải, công nhân và người nhà công nhân để đảm bảo duy trì sản xuất.

Trước tình hình khó khăn tại các khu công nghiệp hiện nay, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa có một số đề xuất Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Y tế ưu tiên nguồn vaccine cho các đối tượng thuộc lực lượng sản xuất, logistics.

Đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho vận tải

Cục Công nghiệp đề xuất bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải như lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… là đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine.

"Đây là lực lượng tuyến đầu chống dịch và bảo vệ được lực lượng này sẽ đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất", cơ quan này nhận định.

Ngoài ra, Cục Công nghiệp cũng đề nghị đưa người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất…) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine.

Bo Cong Thuong de nghi uu tien tiem vaccine cho lai xe lien tinh anh 1

Cục Công nghiệp cũng đề nghị đưa người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp được ưu tiên tiêm vaccine. Ảnh: Quốc Nam.

Bên cạnh giải pháp ưu tiên tiêm vaccine, Cục Công nghiệp đề nghị các địa phương tùy theo tình hình trên địa bàn để đơn giản hóa các quy định, thủ tục phòng dịch. Trong đó, đơn giản hóa yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm Covid-19 đối với lực lượng tài xế vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Vấn đề giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh cũng được Cục Công nghiệp đề xuất sửa đổi, cho phép doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng.

Đối với các doanh nghiệp phía Nam, với đặc thù sử dụng nhiều lao động từ các địa phương khác, Cục Công nghiệp cho rằng chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm “1 cung đường, 2 địa điểm”, không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”.

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn

Tại cuộc họp ngày 22/7 với Cục Công nghiệp, đại diện 11 ngành hàng công nghiệp cho biết khi dịch bệnh bùng phát trở lại, hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất.

Cụ thể, chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.

Chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần.

Bo Cong Thuong de nghi uu tien tiem vaccine cho lai xe lien tinh anh 2

Cước vận tải hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Sinh.

Các quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng phương châm “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 địa điểm” cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có số lượng lao động từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương châm nêu trên và buộc phải đóng cửa tạm thời và chưa có lộ trình để các doanh nghiệp mở cửa lại.

Cục Công nghiệp dự báo trong thời gian tới, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội khiến lượng đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ôtô, cơ khí, thép… sụt giảm nghiêm trọng.

Còn các nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da giày thì đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, khách hàng quốc tế sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác.

Bộ trưởng Công Thương nêu 6 nhóm giải pháp phát triển công nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng trong 5 năm tới, nền công nghiệp Việt Nam phải phát triển hài hòa theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhưng chú trọng chiều sâu.

CPI tăng thấp nhất 6 năm

Bình quân 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm