Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất thành lập tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập

Vấn đề xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được đưa ra bàn luận trong buổi tọa đàm diễn ra chiều nay (21/9) tại Hà Nội. Các chuyên gia đều cho rằng, cần thiết có một tổ chức độc lập kiểu S&P, Moody's tại Việt Nam.

Đề xuất thành lập tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập

Vấn đề xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được đưa ra bàn luận trong buổi tọa đàm diễn ra chiều nay (21/9) tại Hà Nội. Các chuyên gia đều cho rằng, cần thiết có một tổ chức độc lập kiểu S&P, Moody's tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng, chỉ tiêu tài chính là tính minh bạch của thông tin. Nếu như tất cả các thông tin mập mờ, thì cơ sở để đánh giá hầu như không có, làm ảnh hưởng tới việc quản trị rủi ro của hệ thống, hoạch định chính sách, ông Bình chia sẻ.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định, việc xếp hạng tín nhiệm còn giúp ích cho việc hoạch định chính sách tài khóa, tiền tệ. Ông Bình cho rằng, sự truyền dẫn của nền kinh tế có hiệu quả hay không thể hiện ở sức khỏe của nền kinh tế, doanh nghiệp. Nếu có vấn đề thì cho thấy chính sách tài khóa, tiền tệ chưa hiệu quả, cần điều chỉnh lại. Còn đối với các nhà hoạch định, xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để phân bổ hạn mức tín dụng cho nền kinh tế.

Các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng, doanh nghiệp trong buổi tọa đàm, cũng cho biết, rất cần các thông tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, ngân hàng cũng như chỉ tiêu của những đơn vị này… để từ đó đánh giá tính thanh khoản của nền kinh tế.

Đại diện một doanh nghiệp là bà Nguyễn Thị Hiền (Công ty TNHH May thuê giày An Phước), không chỉ các cơ quan hoạch định hay ngân hàng trong nước quan tâm tới xếp hạng tín dụng, mà nhiều đối tác nước ngoài cũng rất quan tâm tới xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Trong đó có Nhật Bản, Đức cũng rất khó khăn trong việc nhìn nhận đối tác.

Nói về xếp hạng tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Văn Tuân cho biết, xu hướng hiện nay ở Việt Nam là độc quyền thông tin về doanh nghiệp. Ông Tuân kiến nghị, việc đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tính minh bạch về thông tin, chất lượng xếp hạng tín dụng. Thêm vào đó, việc chuẩn hóa thông tin cũng cần được chú ý hơn, trong bối cảnh hiện tại.

Ông Phạm Quang Tùng- Phó tổng giám đốc BIDV thì cho biết, bên cạnh việc xây dựng, kiểm soát tín dụng hiệu quả của doanh nghiệp, Nhà nước cũng nên có chính sách phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, có uy tín. “Đây sẽ là cơ sở để tham chiếu chung cho toàn hệ thống”, đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển VN cho biết.

“Cần có một chế tài để buộc doanh nghiệp phải công khai thông tin, giúp các tổ chức xếp hạng có đánh giá hiệu quả nhất”, là quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi (Vietinbank). Bà Mùi cho rằng, hiện nay, khi đánh giá doanh nghiệp, đa phần các ngân hàng sử dụng phương pháp chuyên gia, nên tính chủ quan rất lớn. Điều này khiến cho khi có rủi ro, ngân hàng không được hỗ trợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước lại thiếu khung hỗ trợ các nhà băng khiến những đơn vị này thậm chí phải dựa vào “khẩu vị” của mình để xây dựng tiêu chí xếp hạng.

“Việc thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chuyên gia thực sự giỏi, chất lượng thông tin đầu vào còn hạn chế, thiếu minh bạch khiến cho hiện tượng, cùng một khách hàng, nhưng các ngân hàng lại xếp vào nhóm nợ khác nhau vẫn thường xuyên xảy ra”, bà Mùi nhận xét. Vì thế, theo kiến nghị của chuyên gia này, các nhà băng, khi đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, cần dựa vào phương pháp định tính, thay vì chỉ định lượng đơn thuần.

lan Anh

Theo Infonet
 

lan Anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm