Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất sớm áp dụng thu phí vào nội đô

Các đại biểu Quốc hội đưa ra những kiến nghị, đề xuất đáng chú ý khi Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ, ngày 21/5.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) quan tâm đến quy định tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị.

Luat Duong bo Quoc hoi anh 1

Theo đại biểu, việc thu phí vào nội đô sẽ hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân. Ảnh TP.

Theo bà Thủy, Hà Nội hay TP.HCM có tỷ lệ đất dành cho kết cấu giao thông mới chỉ đạt 13 - 15%. Việc quy định cứng tỷ lệ đất dành cho giao thông như dự thảo luật, áp dụng ngay cho các đô thị mới mà không kèm theo chế tài, biện pháp bảo đảm thực hiện sẽ “không khả thi”.

Đại biểu cũng cho rằng, chi phí phát triển giao thông đô thị ngày càng đắt đỏ, như Hà Nội, dự kiến mở rộng đoạn đường Láng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy với tính toán ban đầu là 5.500 tỷ đồng/km…

Theo bà Thủy, cần chú trọng hơn giải pháp về tổ chức giao thông hiệu quả, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phát triển giao thông đa tầng, giao thông công cộng khối lượng lớn…

“Khi giao thông công cộng, đường sắt hoạt động đồng bộ thì diện tích đất dành cho giao thông ở các đô thị không cần giữ ở mức cao như hiện nay mà có thể sử dụng ở các mục đích khác cần thiết, có hiệu quả hơn”, bà nói.

Do đó, đại biểu đề nghị luật không nên quy định quá chi tiết về tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị cho từng loại đô thị...

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy cũng đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

“Việc thu phí sẽ hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị”, nữ đại biểu phân tích.

Ngoài ra, chủ trương này còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ và hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Bà dẫn chứng, Hà Nội, TPHCM đã xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

Theo đại biểu, nếu Luật Đường bộ và Luật Phí, lệ phí có quy định chính thức loại phí này, đồng thời, giao HĐND cấp tỉnh quy định, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai tại các địa phương.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Hà Phước Thắng (TP.HCM) quan tâm đến giao thông tĩnh ở các thành phố.

Theo quy định, hiện không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhu cầu đỗ xe ở TP.HCM là rất lớn, việc thực hiện quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh còn khó khăn. Trên địa bàn TP.HCM còn rất nhiều diện tích dưới mặt bằng các cầu đường bộ, cầu cảng các tuyến đường cao tốc…

Từ đó, đại biểu Hà Phước Thắng đề xuất bổ sung quy định, UBND cấp tỉnh quyết định việc khai thác, sử dụng gầm cầu đường bộ, phần không gian dưới dạ cầu, cảng đối với các hệ thống đường bộ do địa phương chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì để làm bãi đỗ xe, đường giao thông, kho chứa vật tư phục vụ bảo trì đường bộ và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Đi kèm với đó là không được làm ảnh hưởng đến an toàn, kết cấu của công trình đường, đường bộ, cầu, đảm bảo về ở phòng chống cháy nổ và không gây mất trật tự an toàn giao thông.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Chiều 21/5, Quốc hội đã thông qua nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an vào nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.

Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước hôm nay

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, sau đó tiến hành thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Toàn cảnh lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 20/5, sau khi được bầu, ông Trần Thanh Mẫn bước lên lễ đài tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://tienphong.vn/de-xuat-som-ap-dung-thu-phi-vao-noi-do-su-dung-gam-cau-lam-bai-do-xe-post1639054.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm