Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất không áp thuế nhập khẩu thức ăn cho tôm giống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề nghị áp thuế bằng 0% đối với trứng Artermia – loại thức ăn quan trọng cho tôm giống.

Gần đây, hàng loạt doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tôm giống đã gửi kiến nghị tập thể lên Thủ tướng về việc trứng Artemia bị áp thuế nhập khẩu 5% gây khó khăn cho ngành tôm.

Ông Trương Hữu Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thông Thuận (Bình Thuận) phản ánh: “Chúng tôi nhập Artemia nghiền ra thành bột thì được hưởng thuế 0% còn trứng Artemia về để nghiền ra đều làm thức ăn cho tôm thì lại tính 5% trong khi ở Mỹ chỉ có một mã số cho Artemia với tên gọi là sản phẩm dùng cho tôm”.

khong ap thue nhap khau thuc an cho tom anh 1
Theo lời Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, tôm sẽ là một dư địa trước mắt cho phục hồi bù đắp một phần tăng trưởng của ngành nông nghiệp 6 tháng cuối năm. Ảnh: Bộ NN.

 

Theo lời Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, tôm sẽ là một dư địa trước mắt cho phục hồi bù đắp một phần tăng trưởng của ngành nông nghiệp 6 tháng cuối năm.

“Đó là trước mắt, còn chiến lược con tôm hiện nay được coi là một mặt hàng chiến lược hàng hóa của chúng ta”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Trước thực tế này, để gỡ khó cho các doanh nghiệp và sơ sở sản xuất tôm giống, Bộ trưởng Cường đã chỉ đạo Thứ trưởng Vũ Văn Tám làm việc với Bộ Tài chính.

“Ông đi chặn một cái vô cùng nhỏ, nhưng ảnh hưởng hiệu ứng nhập rất lớn. Artermia nhập về tổng giá trị có đáng kể gì, lấy 5% không có ý nghĩa gì cả trong ngành tôm xuất khẩu đến 3-4 tỷ USD mà lại rất cần chuỗi ban đầu rất nhỏ để ra được giống chất lượng.

Chính sách quốc gia phải là chính sách khuyến khích phát triển; khuyến khích phát triển phải nuôi dưỡng để sau to lên đến 4 tỷ USD thì cái đó một phần thuế sẽ lớn chứ không phải ở những giai đoạn yết hầu mà triệt tiêu sức sản xuất”, người đứng đầu ngành nông nghiệp phân tích.

Tại hội nghị quản lý tôm giống nước lợ diễn ra ngày 15/8 ở Bình Thuận, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay, quan điểm của Bộ NN&PTT rất rõ ràng: Sau khi có phản ảnh của các doanh nghiệp và các hiệp hội thì Bộ đã có 3 công văn gửi cho Bộ Tài chính về vấn đề này.

Theo thứ trưởng Vũ Văn Tám, Artermia là một thức ăn rất cần thiết và đặc thù cho ngành sản xuất tôm giống và Bộ đề nghị áp thuế bằng 0% đối với Artermia để làm thức ăn cho tôm giống.

“Bộ NN&PTNT hy vọng trong thời gian sớm nhất Bộ Tài chính sẽ có câu trả lời và nếu như Bộ Tài chính chưa giải quyết mà ảnh hưởng đến sự cạnh tranh cũng như làm tăng chi phí cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tiếp tục có những kiến nghị thì chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Tài chính cũng như đề nghị với Chính phủ xử lý dứt điểm vấn đề này trong thời gian sớm nhất”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

khong ap thue nhap khau thuc an cho tom anh 2
Hiện mỗi năm chúng ta sản xuất trong nước là hơn 100 tỷ con tôm giống nước lợ, trong đó có cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Bộ NN.

 

Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, tôm có thị trường rất rộng tới cả 7 tỷ người trên thế giới. Khác với lợn, bò, rất ít người kiêng ăn tôm.

Với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta còn có cơ hội biến thách thức thành lợi thế, nhất là đồng bằng sông Cửu Long khi nước biển dâng, khi hạn mặn thì chúng ta sẽ chuyển một bộ phận từ lúa sang thủy sản.

Theo ông Cường, chúng ta phải có bước đi táo bạo hơn kể cả sản phẩm giống, thức ăn, công nghệ, phải đi có những quyết sách đi nhanh hơn, không cần tuần tự.

Hiện, Việt Nam sản xuất được 57 tỷ con tôm post trong khi nhu cầu cả năm vào khoảng 130 tỷ con. Một năm, sản xuất trong nước cung cấp hơn 100 tỷ con tôm giống nước lợ, trong đó có cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

“Tuy nhiên, chúng ta chưa chủ động được nguồn giống tôm bố mẹ. Để khắc phục việc này, ngoài các đơn vị nghiên cứu của Bộ thì Bộ đã tạo điều kiện hợp tác và tạo những giải pháp rất thuận lợi để các doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham gia vào nghiên cứu và chọn tạo. Hy vọng từ nay cho đến năm 2020 chúng ta cơ bản giải quyết được việc này”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch hiệp hội tôm giống Bình Thuận bày tỏ mong muốn Bình Thuận hoặc một nơi nào đó ở Việt Nam có một vị trí quy hoạch đặc biệt như ở đảo hoặc vùng cách xa vùng nuôi tôm tập trung để “anh em sẵn sàng đầu tư, nghiên cứu và phát triển tôm bố mẹ. Anh em rất khao khát việc đó”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp sản xuất tôm cần “sốc lại đội hình”, một mặt duy trì chiến lược, một mặt duy trì con thương mại tốt như hiện nay để ổn định cơ cấu thị phần, nhưng vẫn phải chuẩn bị cho một chiến lược cạnh tranh quyết liệt nay mai đang đặt ra mà mình đã có sẵn nền tảng.

“Bên cạnh đó, cần đưa tôm thành mặt hàng chiến lược quốc gia để có chính sách tạo động lực để phát triển thương hiệu tôm Việt Nam lớn mạnh trên thị trường thế giới”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

‘Nông dân Việt đang phải chiến đấu một cách đơn lẻ’

Đại biểu Quốc hội cho rằng người nông dân hiện đang phải “chiến đấu” một cách đơn lẻ, tự đi tìm cây trồng, vật nuôi giúp mang lại hiệu quả kinh tế nên nông nghiệp tăng trưởng âm.



Kiều Vui - Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm