Theo cử tri tỉnh Kiên Giang, bất cập là vì quy định như vậy, nhưng thời gian qua, trong khi nguồn quỹ này thừa lại không chuyển nguồn chi được cho các hoạt động khác (cũng là lĩnh vực chi con người).
Do đó, các cử tri đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 66/2013/NĐ-CP. Hướng sửa đổi là cho điều chuyển nguồn khi sử dụng không hết. Điều này nhằm giúp đơn vị có nguồn để trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng cũng như hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho người lao động.
Thuộc phạm vi chức năng của mình, Bộ Tài chính đã trả lời kiến nghị nêu trên. Theo Bộ Tài chính, kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá XI về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 quy định: Tiếp tục quán triệt và kiên trì thực hiện các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, định hướng về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoán VIII và các kết luận Hội nghị Trung ương 8 khóa IX, Hội nghị Trung ương 6 khóa X.
ơn vị có nguồn thu từ phí, lệ phí phải sử dụng tối thiểu 40% số thu để tạo nguồn cải cách tiền lương. |
Theo quy định, nguồn để thực hiện cải cách tiền lương gồm: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); 50% tăng thu ngân sách địa phương (bao gồm cả dự toán và trong tổ chức thực hiện).
Đối với các cơ quan, đơn vị có nguồn thu từ phí, lệ phí sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao. Vì vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ có số dư nguồn cải cách tiền lương, về nguyên tắc, phần tiền lương còn dư này tiếp tục dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình.
Trường hợp đơn vị có số thu lớn, số trích theo chế độ sau khi thực hiện cải cách tiền lương còn thừa nguồn mà có cam kết đảm bảo lộ trình cải cách tiền lương năm 2015 và các các năm tiếp theo, không bổ sung từ ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương.
Sau khi tính toán đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình mà số kinh phí còn dư, Bộ Tài chính cho rằng, UBND tỉnh Kiên Giang có thể quyết định sử dụng một phần kinh phí còn dư để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên. Số còn dư, Bộ đề nghị trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tái đầu tư cho hoạt động của đơn vị, không thực hiện trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, khen thưởng cũng như hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho người lao động.